14:05 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở thị trấn Gôi (Nam Định): Nhiều việc dân không đồng tình

Thứ bảy - 05/01/2013 04:13
Những ngày đầu năm 2013, về thôn Vân Côi, thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản (Nam Định) chúng tôi chứng kiến không khí căng thẳng bao trùm khắp vùng quê này. Rất đông người dân trong thôn tập trung tại khu vực Cửa Đình phản đối nhiều việc liên quan đến chủ trương, kế hoạch xây dựng nông thôn mới của cấp ủy, chính quyền thị trấn. Vì sao người dân lại có sự bức xúc này?

 
 
Đoạn đường bị "bẻ cong”, xóa sổ khu đất mạ 
khiến người dân thôn Vân Côi bất bình
 
Sáng kiến… hại dân
 
Theo ông Trần Khắc Khải - Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND-Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thị trấn Gôi, nhằm mục đích giảm số thửa canh tác/hộ, quy hoạch vùng sản xuất, dồn quỹ đất công, cấp ủy, chính quyền thị trấn đang tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch "dồn điền đổi thửa” với mục tiêu giảm số thửa canh tác của mỗi hộ chỉ còn 2 thửa… 
 
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người dân thôn Vân Côi, đồng đất của địa phương không đều, bao gồm cả đất chuyên lúa, chuyên màu và đất chuyên mạ, mỗi hộ có đến 5,6,7 thửa canh tác. Để đạt mục tiêu giảm còn 2 thửa/ hộ, cấp ủy, chính quyền thị trấn đã và đang ép người dân thực hiện dồn đổi ruộng theo kiểu "đất của người này đứng tên người kia”. 
 
 Ông Trần Khắc Khải - Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND-Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thị trấn Gôi cho biết, trước đó ông đã kiến nghị huyện không nên "bẻ cong” con đường này. Tuy nhiên, theo ông Khải, mọi việc vẫn  được "quyết” như vậy nên cấp ủy, chính quyền thị trấn phải chấp hành… 
Ông Trần Văn Đức ở đội 11 phản ánh, gia đình ông có hơn 8 sào đất lúa, hơn một sào đất màu và 3 thước đất mạ. Theo phương án dồn đổi của chính quyền, toàn bộ diện tích đất lúa của gia đình ông sẽ được dồn đổi  thành một mảnh. Riêng phần đất màu và đất gieo mạ, ông Đức phải "đàm phán” với một người cùng đội là ông Trần Thế Trung. Theo đó, nếu ông Đức nhận đứng tên đất màu thì sẽ phải đứng tên cả phần diện tích đất màu của ông Trung. Ngược lại, ông Trung ngoài đứng tên diện tích đất mạ của mình sẽ phải đứng tên cả diện tích đất mạ của ông Đức. Số thửa đất mạ, đất màu của ông Đức và ông Trung theo đó trên giấy tờ sẽ chỉ còn 1 thửa cộng với 1 thửa đất lúa là 2 thửa… 
 
Phản ánh với phóng viên, hầu hết các hộ dân đội 10, đội 11 trong thôn Vân Côi đều không đồng tình với phương án dồn đổi này. Bởi nếu theo cách này diện tích, loại đất của họ được giao sau đó không được phản ánh đúng trên sổ đỏ. Hơn thế, việc "đất của người này đứng tên người kia” sẽ kéo theo nhiều rắc rối trong việc thực hiện trách nhiệm, quyền lợi của người được giao đất. Đặc biệt, sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra việc lợi dụng sổ đỏ để tranh chấp đất đai, nguy cơ mất an ninh nông thôn là điều khó tránh khỏi. Đáng nói hơn, đây còn là việc chính quyền thị trấn "nói dối” cấp trên. Bởi theo phương án này, việc dồn đổi mỗi hộ còn 2 thửa canh tác chỉ được thực hiện trên sổ sách, thực tế các hộ dân vẫn phải canh tác trên 3-4 thửa ruộng. 
 
Vì những lo ngại trên, người dân mong muốn diện tích, loại đất sau dồn đổi phải được thể hiện đúng trên sổ đỏ để tránh rắc rối phát sinh, kể cả trong trường hợp vẫn phải canh tác trên 3 thửa ruộng. Tuy nhiên, nguyện vọng chính đáng trên của họ không được chính quyền thị trấn tiếp thu. "Chúng tôi không muốn đánh nhau vì đất đai nên mới phản đối. Nhưng buổi họp nào chính quyền cũng cho cán bộ kèm sát những người có ý kiến phát biểu phản đối. Khi tôi đang phát biểu cán bộ còn đến giật micro không cho nói. Những người có ý kiến phản đối đều bị "chấm” vào sổ đen”, ông Trần Thế Tý ở đội 10 bức xúc.
 
Đất đang canh tác vẫn rao thầu
 
Theo ông Khải, trong dịp này cấp ủy, chính quyền thị trấn Gôi chủ trương lấy lại 1ha đất lúa nằm cạnh khu bãi chứa rác thải trên cánh đồng Báng để phục vụ việc mở rộng bãi chứa rác này, đồng thời lấy lại khu đất chuyên dùng gieo mạ ở xóm Đông (nằm sát trụ sở thị trấn) phục vụ mục đích giãn cư. Cũng theo ông Khải, phần đất lấy lại của dân, chính quyền sẽ bù trả ở những vị trí khác. 
 
Tuy nhiên, phản ánh với phóng viên, nhiều hộ dân có ruộng thuộc diện bị thu hồi ở cả hai khu đất trên cho biết họ không đồng tình với chủ trương trên. Trong đó, người dân xóm Đông kiến nghị được giữ lại khu đất gieo mạ của xóm. Vì khu đất trên nhiều đời nay đã được cha ông họ chọn dùng gieo mạ vì ưu điểm nằm gần khu dân cư, khuất gió, mạ sinh trưởng tốt. Đất chính quyền hứa bù đổi đều là đất thùng đào, thùng đấu không thể gieo được mạ. Trong khi đó, đất lúa của thị trấn đều nằm ở chân trũng, không thể cấy bằng mạ trên sân mà bắt buộc phải cấy bằng mạ dược. 
 
"Đất chuyên mạ bị lấy làm đất giãn cư, đất mới không gieo được mạ, mạ trên sân thì không dùng được. Thời vụ sắp đến nông dân chúng tôi biết lấy gì "cắm” xuống ruộng?”, ông Trợ cùng nhiều người dân trong thôn bức xúc. Trong khi người dân chưa đồng tình, trên thực tế đất vẫn đang thuộc quyền canh tác của họ thì cả tháng qua UBND thị trấn đã liên tục thông báo mời thầu khu đất gieo mạ này trên đài truyền thanh, khiến họ càng bất bình…
 
"Đường đang thẳng sao phải cong”?
 
Ngoài những bức xúc trên, thời gian qua người dân thôn Vân Côi còn rất bất bình với dự án nâng cấp tuyến đường nối từ Quốc lộ 10 đến xã Kim Thái, do UBND huyện Vụ Bản làm chủ đầu tư, được cho là để phục vụ du lịch Lễ hội Phủ Dầy. Lý do, khi chạy đến địa điểm Cửa Đình của thôn thay bằng việc chạy thẳng tiếp theo đường cũ, con đường này "bất ngờ” bị bẻ cong hình cánh cung rồi mới nối với cầu Báng để chạy tiếp theo lộ trình.
 
Điều đáng nói là khi bị bẻ cong, đoạn đường này (hiện đã được đổ nền) đã xuyên qua, "xơi tái” khu đất chuyên mạ trước Cửa Đình của thôn. Theo phản ánh của người dân, trong đợt thực hiện dồn điền đổi thửa năm 2003 họ đã góp, dành ra 7m đất chạy dọc sau khu dân cư liền kề khu đất mạ để dùng cho việc mở rộng, nâng cấp tuyến đường này, tránh việc đất mạ bị xâm phạm. Tuy nhiên, khi triển khai chính quyền huyện Vụ Bản không chọn phương án làm đường thẳng như vốn có, cũng không sử dụng phần đất dân đã dành sẵn mà chọn phương án "bẻ cong” dẫn tới việc "xóa xổ” khu đất mạ nói trên. 
 
Cũng như khu đất ở xóm Đông, việc "xóa sổ” khu đất chuyên gieo mạ này khiến sản xuất của họ gặp khó khăn. Vụ chiêm sắp tới không biết lấy mạ ở đâu để cấy. Với mong muốn giữ lại khu đất gieo mạ này, phần nhiều hộ dân có đất bị thu hồi không chịu nhận tiền đền bù, những ngày qua liên tục tập trung tại đây để phản đối việc thi công. "Phải chăng, chỉ với mục đích bán đất thổ cư hai bên đường chính quyền mới quyết tâm "bẻ cong” bằng được con đường này?”, nhiều người dân thôn Vân Côi đặt câu hỏi.
 
Trần Duy Hưng
Nguồn:daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 312

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 311


Hôm nayHôm nay : 72588

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1106932

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61428889