Hiệu quả từ mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến
- Thứ ba - 24/07/2012 20:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Áp dụng cách chăm sóc mới
Toàn bộ diện tích trồng dưa được che phủ kín bằng lưới cước. Việc sử dụng loại lưới che phủ này giúp hạn chế các đối tượng sâu bệnh, côn trùng gây hại từ bên ngoài vào, tạo điều kiện tiểu khí hậu mát mẻ cho cây dưa phát triển thuận lợi, trong khi lại có mức chi phí thấp hơn nhiều so với hệ thống nhà lưới, nhà màn kiên cố.
Toàn bộ diện tích trồng dưa được che phủ kín bằng lưới cước. Việc sử dụng loại lưới che phủ này giúp hạn chế các đối tượng sâu bệnh, côn trùng gây hại từ bên ngoài vào, tạo điều kiện tiểu khí hậu mát mẻ cho cây dưa phát triển thuận lợi, trong khi lại có mức chi phí thấp hơn nhiều so với hệ thống nhà lưới, nhà màn kiên cố.
Trồng dưa lưới bằng hệ thống lưới phủ đơn giản
Mỗi cây dưa được trồng trong một bầu giá thể tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Các bầu cây được đặt sát nhau trên mặt luống. Như vậy, có thể gia tăng mật độ cây so với cách trồng ngoài đất, đặc biệt, giúp cho bộ rễ cây nhanh phát triển, hút dinh dưỡng tốt hơn.
Khi cây dưa có tua cuốn, mỗi cây sẽ được treo lên từng sợi dây nối với hệ thống khung giàn cố định để lá phân bố đều, không bị trầy xước hay dập nát.
Hệ thống tưới bao gồm bể chứa, bể lắng lọc, hệ thống tiêm hóa chất để bón phân, thiết bị hẹn giờ và các ống nhánh có nhiều lỗ nhỏ li ti, có khoảng cách đều. Nước được tưới trực tiếp vào vùng rễ ở mức vừa đủ nhu cầu của cây, tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.
Ngoài tác dụng cung cấp nước sạch cho cây, tưới nước theo phương pháp này sẽ giúp chủ động phân phối đều dinh dưỡng được hòa tan cùng nước tưới, đồng thời, có thể tiết kiệm một lượng nước khá lớn.
Sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt đem lại hiệu quả cao
Đặc biệt, trong mùa khô hay ở những vùng khô hạn, hệ thống tưới nhỏ có thể giúp hạn chế được dịch hại vì lá cây không bị ướt. Cỏ dại vì vậy cũng bị hạn chế rõ rệt.
TS Đào Xuân Thắng, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đánh giá: “Đây là một cái mô hình canh tác rất mới, có ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhưng mà cách sử dụng rất đơn giản, canh tác trong cái nhà màn đơn giản.”
Với hình thức canh tác này, TS Thảng lưu ý bà con cần hạn chế số quả trên cây. Mỗi cây duy trì từ 1-2 quả dưa. Bởi việc hạn chế số lượng quả như vậy sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng để nuôi quả. Từ đó trọng lượng quả và chất lượng có thể đạt mức tối đa.
Chi phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn
Để áp dụng mô hình này,, TS Thảng cho biết cần đầu tư khoảng 100 nghìn đồng trên 1m2 cho tất cả hệ thống. Tức là thấp hơn rất nhiều so với canh tác trong hệ thống nhà lưới, nhà kính kiên cố. Đồng thời kiểu nhà lưới cải tiến này có thể giúp bà con thực hiện luân canh cây trồng hiệu quả hơn như 2 hai vụ dưa + 1 vụ ớt ngọt hoặc 1 vụ cà chua cao cấp hoặc một vụ hoa phục vụ dịp tết.
Trồng dưa lưới có thể kết hợp với trồng nhiều vụ cây, hoa khác
“Mỗi ha chúng ta trồng cỡ khoảng 2,5 vạn – 3 vạn cây dưa này. Như vậy, chúng ta có thể thu hoạch xấp xỉ 60tấn, ít nhất 40 tấn. Với giá bán 15-25.000/kg như hiện nay, 1ha thu nhập tới vài trăm triệu. Trừ chi phí đầu tư đi, nếu làm khéo thì chỉ khoảng 1.5- 2 năm là người trồng có thể hoàn vốn.”- TS Thảng phân tích về hiệu quả kinh tế mà mô hình trồng dưa lưới theo hướng công nghệ cao mang lại.
Hiện nay, mô hình trồng dưa chất lượng cao như dưa lưới khá phổ biến ở nhiều địa phương. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất dưa lưới tạo ra sản phẩm chất lượng, sạch bệnh và an toàn thực phẩm đang là hướng phát triển mới, bền vững. Mô hình này giúp đẩy mạnh sản xuất tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Thực hiện: Xuân Quân
Ảnh: Như Ý
Nguồn:vtc16.vn