Vắc xin mới chống lở mồm long móng động vật
- Thứ hai - 01/04/2013 22:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Công nghệ đằng sau sản phẩm chăn nuôi cũng có thể được áp dụng để chế tạo vắc xin cải tiến dành cho người để bảo vệ chống lại các chủng virus tương tự, như bệnh bại liệt.
Vắc-xin mới không yêu cầu virus sống trong sản phẩm – một sự xem xét quan trọng bởi bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các điều kiện vắc-xin xử lý mẫu virus khó đảm bảo.
David Stuart, giáo sư ngành sinh học tại trường Đại học Oxford, người đứng đầu nghiên cứu ví bệnh lở mồm long móng lây lan mạnh như cháy rừng.
Sự bùng phát dịch lở mồm long móng năm 2007 ở miền đông nam nước Anh đã được truy nguồn từ một địa điểm sản xuất vắc xin gần đó. Và cũng chính nơi này là quê hương của một vài nhà nghiên cứu vắc-xin mới.
Các nhà khoa học báo cáo trong tạp chí PLOS Pathogens, trái ngược với tiêu chuẩn vắc-xin lở mồm long móng, sản phẩm mới được chế tạo từ vỏ protein rỗng nhân tạo có chứa gien gây ra từ virus không lây nhiễm.
Điều này có nghĩa vắc-xin có thể được sản xuất mà không yêu cầu an toàn sinh học đắt đỏ và không cần phải giữ trong tủ lạnh.
Trên thế giới, có từ 3 – 4 tỉ liều vắc-xin lở mồm long móng được sản xuất mỗi năm, song nguồn cung vắc-xin lại thiếu ở nhiều nước Châu Á và Châu Phi, nơi dịch bệnh là một vấn đề nghiêm trọng.
Vắc-xin tiêu chuẩn hiện nay dựa trên công nghệ 50 năm tuổi, mặc dù công ty công nghệ sinh học GenVec (Mỹ) năm ngoái đã được thông qua một công nghệ mới.
Vắc-xin tổng hợp đến nay đã được kiểm tra trong các thí nghiệm trên gia súc chăn nuôi quy mô nhỏ và được chứng minh có hiệu quả.
Stuart cho biết, nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford và Reading và hai cơ quan tài trợ - Diamond Light Source và Pirbright Institute – sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra lớn hơn, song song với thảo luận phát triển thương mại vắc-xin mới.
Stuart và các cộng sự có thể sản xuất vỏ protein nhân tạo để mô phỏng lớp vỏ protein bao quanh virus lở mồm long móng sử dụng hệ thống tia X của Diamond để nhận dạng hình ảnh nhỏ hơn một đầu đinh ghim một tỉ lần.
Phương pháp tiếp cận tương trong tương lai có thể được sử dụng để làm rỗng vỏ vắc-xin để chống lại các virus có liên quan như bại liệt và tay chân miệng, một loại bệnh ở người chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em.
Nguồn:Agroviet.gov.vn