Kết quả chọn tạo giống lúa thơm bằng chỉ thị phân tử
- Thứ năm - 05/02/2015 02:07
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ảnh minh họa
Chất thơm trong lúa có tới hơn một trăm hợp chất dễ bay hơi như hydrocarbons, alcohol, aldehydes, ketones, acid, esters, phenols, pyridines, pyrazines và những hợp chất khác (Yajima và cộng sự, 1978). Trong đó chất 2 - acetyl - 1 - pyrroline (2AP) được xem là hợp chất quan trọng nhất tạo mùi thơm ở tất cả các giống lúa, nhất là 2 giống Basmati và Jasmine (Buttery và cộng sự, 1982; 1983). Theo số liệu thống kê, hàm lượng 2AP ở những giống lúa thơm đạt tới 0.09 mg/kg, cao gấp 10 lần so với các các giống lúa không thơm (0.006 - 0.008 mg/kg) (Buttery và cộng sự, 1983). Chất tạo mùi 2AP được tìm thấy ở hầu hết các bộ phận của cây, trừ phần rễ (Lorieux và cộng sự, 1996).
Di truyền tính trạng thơm ở lúa được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu trên thếgiới đã khẳng định: Trong hầu hết các giống lúa thơm, gen đơn lặn (fgr) nằm trên nhiễm sắc thế số 8 chịu trách nhiệm sinh tổng hợp hợp chất 2AP là hợp chất chính của mùi thơm (Ahn và cộng sự, 1992). Gen này có khoảng cách di truyền với RFLP marker RG28 là 4.5 cM.
Bằng việc sử dụng một số các SSR markers khác như L02 (với cặp mồi xác định là 5’ - CATCGGATAGTTCTCGGCAA - 3’ (forward) và 5’ - GATACGTCGGTGTCGGT CAA - 3’ (rerverse) và L06 (với cặp mồi đặc hiệu là 5’ - GCAAGTGACGGAGTAC GCCT - 3’ (forward) và 5’ - GCTAACTTCCGCTCACGCAA - 3’ (reverse), độ dài và vị trí của gen fgr cũng được xác định chính xác hơn. Gen fgr được xác định trên nhiễm sắc thể số 8, có độ dài khoảng 69 kb (Cheng và cộng sự, 2006). Vanavichit và cộng sự(2004) đã phát hiện ra một đoạn nhiễm sắc thể khoảng 27,6 kb được đặt tên là Os2AP chứa 15 exon nằm trên nhiễm sắc thể số 8 điều khiển tính trạng không thơm ở lúa.
Chi tiết xem file đính kèm: http://iasvn.org/upload/files/T4JJRQBJD6KQNC%20-%20Duong%20Xuan%20Tu%20Pham%20Quang%20Duy.pdf
Nguồn: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam