Khoai tây có khả năng chống lại bệnh tiêu chảy ở lợn con cai sữa?

Khoai tây có khả năng chống lại bệnh tiêu chảy ở lợn con cai sữa?
Các kết quả nghiên cứu ban đầu của Hàn Quốc đã mang lại cho các nhà khoa học những căn cứ cho rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khoai tây có thể được sử dụng để phòng ngừa tiêu chảy ở lợn con, không cần thiết phải dùng thuốc kháng sinh chặn sự phát triển của bệnh. Nếu thành công, điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho ngành nông nghiệp.

Giống như nhiều loại cây trồng khác, khoai tây sinh ra các chất bảo vệ gọi là peptide kháng sinh (AMP) để giúp cây chống nhiễm khuẩn. Một nhóm nghiên cứu của Hàn Quốc cho biết, có sự khác biệt lớn về hàm lượng AMP của các giống khoai tây khác nhau và họ đã tìm ra một giống khoai tây đặc biệt (Gogu Valley) có chứa hàm lượng AMP cao hơn nhiều.
Nhóm đã tạo ra một sản phẩm dựa vào protein khoai tây tinh khiết từ các giống khoai tây triển vọng. Trong các thí nghiệm của họ, vi khuẩn gây bệnh bị ức chế trong phòng thí nghiệm và trong thử nghiệm trên lợn và gia cầm được cho ăn protein khoai tây này, phó giáo sư Mette Krogh Larsen từ Đại học Aarhus cho biết.
Trên cơ sở nghiên cứu này, các nhà khoa học Đan Mạch cho rằng có thể tạo ra một sản phẩm tương tự chống lại bệnh tiêu chảy ở lợn con ở Đan Mạch. Sản phẩm đó có thể được làm từ các phần dư thừa từ sản xuất tinh bột khoai tây và giúp giảm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn.
Các nhà khoa học Đan Mạch đã cộng tác với KMC (nhà sản xuất tinh bột khoai tây) và với công ty LKF Vandel lai tạo giống khoai tây để thực hiện nghiên cứu này
Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều dòng khoai tây vô tính và các giống khoai tây mà LKF Vandel tạo ra. Mục đích là để xác định các giống khoai tây có hàm lượng peptide kháng khuẩn cao, để kiểm tra chúng với vi khuẩn E. coli trong phòng thí nghiệm, với mục đích tạo ra một chiết xuất protein khoai tây có hiệu quả được thử nghiệm trên một đàn lợn, và cuối cùng để tối ưu hóa hàm lượng các hợp chất hoạt tính trong các giống khoai tây có triển vọng nhất.
Kết quả không được như mong đợi. Các nhà khoa học đã cố gắng sử dụng cùng một giống khoai tây giống như các nhà khoa học Hàn Quốc đã sử dụng trong nghiên cứu của họ nhưng họ không thể lấy trực tiếp từ Hàn Quốc mà họ nhập khẩu 5kg khoai tây Gogu Valley từ Mỹ. Song họ không phát hiện ra bất kỳ hoạt tính kháng khuẩn nào.
Không thể loại trừ khả năng khoai tây Hàn Quốc đã được trồng trong điều kiện khác biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản sinh ra AMP. Nếu công trình nghiên cứu này vẫn còn thực hiện trên phân khúc này và tinh lọc protein khoai tây còn tiếp tục thì có khả năng sẽ phát hiện ra một vài hoạt tính kháng khuẩn.

Agroviet.gov.vn