Nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh tại vùng bị bão
- Thứ năm - 03/10/2013 20:09
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Khử khuẩn nước giếng sinh hoạt cho nhân dân tại Quảng Ngãi bị ngập do mưa lũ. (Ảnh: Đăng Lâm/TTXVN)
Ngày 3/10, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, hiện nay, đang trong mùa bão lụt nên nhiều địa phương bị ngập lụt, nguy cơ ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh rất lớn.
Để triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm không để dịch bệnh xảy ra sau khi nước rút ở những vùng bị ngập lụt, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh đặc biệt bệnh tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ, nước ăn chân, xử lý rác thải, xác súc vật chết.
Bên cạnh đó, ngành y tế các địa phương cần tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng đặc biệt tại các khu vực đã từng bị ngập lụt; duy trì thường trực đội cơ động chống dịch 24/24 giờ sẵn sàng xử lý khi có ổ dịch xảy ra; thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Nhằm không để xảy ra dịch bệnh sau lũ lụt, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế và dự báo dịch bệnh trong thời gian tới chủ động cấp đủ cơ số thuốc, vật tư phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trên địa bàn,” ông Phu cho hay.
Tại những vùng lũ lụt, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng yêu cầu sở y tế các tỉnh cần chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B và các hóa chất khử khuẩn thông thường khác để có nước sạch tại các vùng trọng điểm ngập lụt; Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng./.
Để triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm không để dịch bệnh xảy ra sau khi nước rút ở những vùng bị ngập lụt, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh đặc biệt bệnh tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ, nước ăn chân, xử lý rác thải, xác súc vật chết.
Bên cạnh đó, ngành y tế các địa phương cần tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng đặc biệt tại các khu vực đã từng bị ngập lụt; duy trì thường trực đội cơ động chống dịch 24/24 giờ sẵn sàng xử lý khi có ổ dịch xảy ra; thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Nhằm không để xảy ra dịch bệnh sau lũ lụt, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế và dự báo dịch bệnh trong thời gian tới chủ động cấp đủ cơ số thuốc, vật tư phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trên địa bàn,” ông Phu cho hay.
Tại những vùng lũ lụt, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng yêu cầu sở y tế các tỉnh cần chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B và các hóa chất khử khuẩn thông thường khác để có nước sạch tại các vùng trọng điểm ngập lụt; Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng./.
Thùy Giang
(Nguồn Vietnam+)
(Nguồn Vietnam+)