13:39 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh tại vùng bị bão

Thứ năm - 03/10/2013 20:09
Trong những ngày qua bão và mưa lũ đã xảy ra tại nhiều vùng của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.

 
Khử khuẩn nước giếng sinh hoạt cho nhân dân tại Quảng Ngãi bị ngập do mưa lũ. (Ảnh: Đăng Lâm/TTXVN)
Ngày 3/10, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, hiện nay, đang trong mùa bão lụt nên nhiều địa phương bị ngập lụt, nguy cơ ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh rất lớn.

Để triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm không để dịch bệnh xảy ra sau khi nước rút ở những vùng bị ngập lụt, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh đặc biệt bệnh tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ, nước ăn chân, xử lý rác thải, xác súc vật chết.

Bên cạnh đó, ngành y tế các địa phương cần tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng đặc biệt tại các khu vực đã từng bị ngập lụt; duy trì thường trực đội cơ động chống dịch 24/24 giờ sẵn sàng xử lý khi có ổ dịch xảy ra; thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Nhằm không để xảy ra dịch bệnh sau lũ lụt, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế và dự báo dịch bệnh trong thời gian tới chủ động cấp đủ cơ số thuốc, vật tư phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trên địa bàn,” ông Phu cho hay.

Tại những vùng lũ lụt, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng yêu cầu sở y tế các tỉnh cần chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B và các hóa chất khử khuẩn thông thường khác để có nước sạch tại các vùng trọng điểm ngập lụt; Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng./.
 
 
Thùy Giang
(Nguồn Vietnam+)
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 47696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 343891

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60665848