Ngoài việc nâng chất lượng 5 sản phẩm đã đạt chuẩn 3 sao OCOP, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tập trung phấn đấu để năm nay có thêm 12 sản phẩm mới. Đây đều là những đặc sản mang tính đặc trưng của các vùng quê ở huyện miền núi này.
Quảng Bình đang phát triển mạnh các sản phẩm OCOP nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và làm đòn bẩy cho xây dựng nông thôn mới.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 75 /KH-UBND về thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh năm 2020.
Với quy mô tổ chức ngày càng lớn, lượng tiêu thụ ngày càng tăng, hội chợ OCOP của Quảng Ninh đang khẳng định chỗ đứng và là địa chỉ mua sắm tin cậy của nhiều người dân và du khách. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, việc các địa phương bán tràn lan nông sản không phải sản phẩm OCOP đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và thương hiệu OCOP của tỉnh.
Các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) của tỉnh Quảng Nam được xếp hạng từ 3 sao trở lên sẽ được cấp tem truy xuất nguồn gốc.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) là địa phương có số lượng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP nhiều nhất trong tỉnh với 18 sản phẩm. Mỗi sản phẩm OCOP ở địa phương này là một câu chuyện về sự nỗ lực của các hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được Đồng Nai bắt đầu khởi động vào cuối tháng 3-2019. Đến nay, toàn tỉnh có 17 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Sáng 5/3, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh khai mạc lớp tập huấn quản trị kinh doanh, kỹ năng bán hàng; phát triển cộng đồng hình thành các hội quán (hội nghề, hội sản phẩm...)
Là nữ hiệu trưởng một trường tiểu học tại xã Sơn Lâm (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) nhưng chị Lê Thị Hương không chỉ là một người cần mẫn, tận tình, trách nhiệm trong ngành giáo dục mà còn là một người phụ nữ năng động, nhạy bén, mạnh dạn cùng chồng đầu tư gây dựng sự nghiệp để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình bằng nghề nuôi hươu đã hơn 10 năm nay.
Nuôi hươu là thế mạnh của người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh). Trước đây, các hộ nuôi hươu chủ yếu bán nhung tươi nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Năm 2020 là năm cuối cùng của chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2. Thực hiện mục tiêu đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng, năm nay, chương trình có chủ đề là "Sản phẩm chuyên nghiệp”.
Nhằm kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm ( OCOP), chiều ngày 20/2, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, do ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng làm Trưởng đoàn, đã làm việc tại huyện Đức Thọ, một trong những huyện được Trung ương chọn để triển khai xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ và sản phẩm rươi cáy.
Ngày 6/1, UBND tỉnh đã thu hồi giấy chứng nhận đạt sao của 10 sản phẩm thuộc Chương trình OCOP. Tiếp đó, ngày 10/1, Ban Xây dựng NTM tỉnh ban hành quyết định đưa 65 sản phẩm không đạt chuẩn ra khỏi Chương trình OCOP. Đây là những giải pháp mạnh tay của Quảng Ninh trong việc thắt chặt tiêu chuẩn về chất lượng cho sản phẩm OCOP, hướng đến những sản phẩm đạt chất lượng cao, tạo uy tín với người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường nông sản.
(GLO)- Từ cuối năm 2019, huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã tiến hành rà soát, xác định các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn sạch, an toàn để phát triển thành sản phẩm OCOP trong năm 2020. Việc tham gia Chương trình OCOP được kỳ vọng sẽ nâng cao giá trị cho các sản phẩm địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng nông thôn phát triển.
Sau một năm thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai ở thị xã Kỳ Anh đã có những thành công bước đầu, tạo sức lan tỏa rộng rãi, góp phần nâng cao thương hiệu, thúc đẩy sản xuất trên địa bàn.
CTTĐT - Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đến nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 130 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và cá nhân tham gia. Các sản phẩm nông sản, thực phẩm, sản phẩm làng nghề… đang được tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có các siêu thị, chuỗi cửa hàng. Tuy nhiên, để sản phẩm đủ điều kiện thâm nhập vào các siêu thị nhiều hơn nữa, cần sự quan tâm đầu tư tích cực của các chủ thể.
Các DN Việt Nam đang tham gia Fruit Logistica- một trong những hội chợ thương mại quốc tế về rau quả tươi lớn nhất thế giới.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 6/02/2020 về việc phân bổ kinh phí thưởng cho các sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đạt hạng 3 sao, 4 sao đợt 2 năm 2019.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 566/UBND-NL3 về việc tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" gọi tắt là Chương trình (OCOP) đang được huyện Châu Thành tích cực triển khai. Đây được xem là "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo ra ít nhất tại mỗi xã một hoặc nhiều sản phẩm chủ lực, có lợi thế so sánh, tiến tới xây dựng thương hiệu, liên kết mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực. Với huyện Châu Thành, Chương trình này đang được đặt nhiều kì vọng, sẽ thổi luồng gió mới góp phần đổi thay đời sống nhân dân, góp sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương.