Phòng trừ đạo ôn cổ bông
- Chủ nhật - 26/04/2015 23:22
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sau khi phun thuốc gặp mưa to cần phải phun lại. Dùng bình bơm có bec tia nhỏ để phun. Lượng nước thuốc cần phải đủ theo khuyến cáo…
Nấm đạo ôn có thể phát sinh và gây hại cổ bông liên quan mật thiết với các yếu tố thời tiết (ẩm độ > 85%) và nhiệt độ dao động từ 18 - 25 độ C. Do đó việc phun thuốc BVTV cho lúa khi trổ có cần hay không thì bà con phải căn cứ vào diễn biến thời tiết.
Cụ thể, nếu lúa nứt ne đòng gặp thời tiết mát mẻ đến giá lạnh kèm theo mưa hoặc sương, cần phải tiến hành phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên các giống nhiễm.
Ngược lại, nếu diện tích lúa nào trổ bông trong những ngày nắng ráo khô hanh thì không cần phải phòng bệnh này cho lúa bằng thuốc.
Vì vậy, việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là chương trình dự báo thời tiết của báo, đài kết hợp với thăm đồng thường xuyên tạo thế chủ động cho trong việc phòng trừ đạo ôn hiệu quả.
* Lưu ý:
- Trên các giống lúa đã nhiễm bệnh đạo ôn lá thời kỳ trước thì khi lúa trổ bông nhất thiết phải tiến hành phun thuốc trị bệnh kép (2 lần) mới có kết quả.
Lần 1 phun khi lúa nứt ne đòng. Lần 2 phun khi lúa trỗ thoát hoàn toàn (cách lần 1 từ 5 - 7 ngày). Cần thay đổi thuốc giữa 2 lần phun.
- Duy trì mực nước từ 2 - 4 cm để giúp cây lúa trỗ bông, phơi màu được thuận lợi và tăng hiệu lực thuốc khi dùng.
- Các thuốc có thể lựa chọn để phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông là Filia 225EC, Beam 75WP, Bump 650WP, Fu- Army 40EC, Katana 20SS, Trizole 75WDG, Fuji- one 40EC…
- Ngoài ra, từ khi lúa trỗ bông đến trước khi thu hoạch cần chú ý rầy nâu. Nếu mật độ rầy cao (từ 2.000 con/m2 trở lên) có thể kết hợp một trong các loại thuốc trừ rầy như Penalty Gold 50EC, Winter 635EC, Chatot 600 WG... phun cùng thuốc trị đạo ôn với liều lượng giữ nguyên theo khuyến cáo ghi trên bao bì của mỗi loại thuốc.
- Việc sử dụng thuốc BVTV cần áp dụng theo nguyên tắc "4 đúng". Tốt nhất nên phun thuốc vào sáng sớm hay chiều mát, tránh phun khi lúa phơi màu (từ 8 - 12h trong ngày).
Sau khi phun thuốc gặp mưa to cần phải phun lại. Dùng bình bơm có bec tia nhỏ để phun. Lượng nước thuốc cần phải đủ theo khuyến cáo…
Cụ thể, nếu lúa nứt ne đòng gặp thời tiết mát mẻ đến giá lạnh kèm theo mưa hoặc sương, cần phải tiến hành phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên các giống nhiễm.
Ngược lại, nếu diện tích lúa nào trổ bông trong những ngày nắng ráo khô hanh thì không cần phải phòng bệnh này cho lúa bằng thuốc.
Vì vậy, việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là chương trình dự báo thời tiết của báo, đài kết hợp với thăm đồng thường xuyên tạo thế chủ động cho trong việc phòng trừ đạo ôn hiệu quả.
* Lưu ý:
- Trên các giống lúa đã nhiễm bệnh đạo ôn lá thời kỳ trước thì khi lúa trổ bông nhất thiết phải tiến hành phun thuốc trị bệnh kép (2 lần) mới có kết quả.
Lần 1 phun khi lúa nứt ne đòng. Lần 2 phun khi lúa trỗ thoát hoàn toàn (cách lần 1 từ 5 - 7 ngày). Cần thay đổi thuốc giữa 2 lần phun.
- Duy trì mực nước từ 2 - 4 cm để giúp cây lúa trỗ bông, phơi màu được thuận lợi và tăng hiệu lực thuốc khi dùng.
- Các thuốc có thể lựa chọn để phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông là Filia 225EC, Beam 75WP, Bump 650WP, Fu- Army 40EC, Katana 20SS, Trizole 75WDG, Fuji- one 40EC…
- Ngoài ra, từ khi lúa trỗ bông đến trước khi thu hoạch cần chú ý rầy nâu. Nếu mật độ rầy cao (từ 2.000 con/m2 trở lên) có thể kết hợp một trong các loại thuốc trừ rầy như Penalty Gold 50EC, Winter 635EC, Chatot 600 WG... phun cùng thuốc trị đạo ôn với liều lượng giữ nguyên theo khuyến cáo ghi trên bao bì của mỗi loại thuốc.
- Việc sử dụng thuốc BVTV cần áp dụng theo nguyên tắc "4 đúng". Tốt nhất nên phun thuốc vào sáng sớm hay chiều mát, tránh phun khi lúa phơi màu (từ 8 - 12h trong ngày).
Sau khi phun thuốc gặp mưa to cần phải phun lại. Dùng bình bơm có bec tia nhỏ để phun. Lượng nước thuốc cần phải đủ theo khuyến cáo…
Theo: nongnghiep.vn