Năm 2014: Kiểm toán những lĩnh vực “nóng”
- Thứ bảy - 22/02/2014 20:05
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giao thông là một trong những lĩnh vực được kiểm toán trong năm 2014
CôngThương - “Soi” quá trình tái cơ cấu
Ông Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước - cho biết, năm 2013 ngành kiểm toán đã thực hiện 151 cuộc kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính gần 22.800 tỷ đồng. Đặc biệt, cơ quan này đã làm thủ tục chuyển 5 vụ việc cho các cơ quan chức năng, trong đó có 4 vụ cho cơ quan điều tra và 1 hồ sơ cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước để điều tra, thanh tra, xử lý những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Kết quả kiểm toán năm 2013 đã cơ bản hoàn tất và dự kiến sẽ trình Quốc hội vào tháng 5/2014.
Năm 2014, Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung vào việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Cụ thể là việc quản lý thu ngân sách theo Luật Quản lý thuế, cơ cấu các khoản thu, trong đó chú trọng tới khoản thu ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất, phí và lệ phí. Ngoài ra, hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế cũng là một trong những nội dung được Kiểm toán Nhà nước “để mắt” tới với việc kiểm toán các dự án, công trình đầu tư xây dựng, công tác mua sắm, sửa chữa tài sản, đánh giá tính kinh tế và hiệu quả, chất lượng các dự án sử dụng vốn trái phiếu. Ông Lê Minh Khái- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước- khẳng định: Chúng tôi sẽ tập trung kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, đặc biệt là quá trình tái cơ cấu các đơn vị này gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
“Khám sức khỏe” nhiều tập đoàn, tổng công ty
Theo ông Khái, hoạt động kiểm toán năm nay sẽ hướng tới những vấn đề được dư luận quan tâm như việc huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; công tác quản lý và sử dụng nguồn thu lệ phí, học phí, viện phí; thu dịch vụ liên doanh, liên kết tại các ngành y tế, giáo dục, giao thông… Cụ thể sẽ tiến hành kiểm toán chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ 2013; tình hình thực hiện chính sách giá xăng dầu 2011 – 2013 tại các đầu mối nhập khẩu xăng dầu... Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư lớn như cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, công trình Nhà Quốc hội, dự án cải tạo trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, trụ sở Bộ Ngoại giao, cầu Nhật Tân, cao tốc Nội Bài - Lào Cai… cũng sẽ được kiểm toán.
Kiểm toán Nhà nước cũng sẽ “bắt bệnh” đối với báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước 2013 của một loạt các tập đoàn, tổng công ty lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính- bảo hiểm, giao thông, bất động sản. Đơn cử như Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex, Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty Bảo Minh… Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, bất động sản như Tổng công ty HUD, Viglacera, Tổng công ty Sông Hồng, Handico, Cienco 4, Sabeco, VEAM, Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn.
Ông Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước - cho biết, năm 2013 ngành kiểm toán đã thực hiện 151 cuộc kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính gần 22.800 tỷ đồng. Đặc biệt, cơ quan này đã làm thủ tục chuyển 5 vụ việc cho các cơ quan chức năng, trong đó có 4 vụ cho cơ quan điều tra và 1 hồ sơ cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước để điều tra, thanh tra, xử lý những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Kết quả kiểm toán năm 2013 đã cơ bản hoàn tất và dự kiến sẽ trình Quốc hội vào tháng 5/2014.
Năm 2014, Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung vào việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Cụ thể là việc quản lý thu ngân sách theo Luật Quản lý thuế, cơ cấu các khoản thu, trong đó chú trọng tới khoản thu ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất, phí và lệ phí. Ngoài ra, hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế cũng là một trong những nội dung được Kiểm toán Nhà nước “để mắt” tới với việc kiểm toán các dự án, công trình đầu tư xây dựng, công tác mua sắm, sửa chữa tài sản, đánh giá tính kinh tế và hiệu quả, chất lượng các dự án sử dụng vốn trái phiếu. Ông Lê Minh Khái- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước- khẳng định: Chúng tôi sẽ tập trung kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, đặc biệt là quá trình tái cơ cấu các đơn vị này gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Tổng số đầu mối kiểm toán năm 2014 là 185, bao gồm 14 bộ, ngành, cơ quan trung ương; 35 tỉnh, thành phố; 17 chuyên đề độc lập, 35 dự án đầu tư, 42 doanh nghiệp và ngân hàng thương mại nhà nước; 11 đầu mối thuộc Bộ Quốc phòng, 30 đầu mối thuộc lĩnh vực an ninh. |
Theo ông Khái, hoạt động kiểm toán năm nay sẽ hướng tới những vấn đề được dư luận quan tâm như việc huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; công tác quản lý và sử dụng nguồn thu lệ phí, học phí, viện phí; thu dịch vụ liên doanh, liên kết tại các ngành y tế, giáo dục, giao thông… Cụ thể sẽ tiến hành kiểm toán chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ 2013; tình hình thực hiện chính sách giá xăng dầu 2011 – 2013 tại các đầu mối nhập khẩu xăng dầu... Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư lớn như cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, công trình Nhà Quốc hội, dự án cải tạo trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, trụ sở Bộ Ngoại giao, cầu Nhật Tân, cao tốc Nội Bài - Lào Cai… cũng sẽ được kiểm toán.
Kiểm toán Nhà nước cũng sẽ “bắt bệnh” đối với báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước 2013 của một loạt các tập đoàn, tổng công ty lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính- bảo hiểm, giao thông, bất động sản. Đơn cử như Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex, Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty Bảo Minh… Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, bất động sản như Tổng công ty HUD, Viglacera, Tổng công ty Sông Hồng, Handico, Cienco 4, Sabeco, VEAM, Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn.