Bài 4: Chàng trai kiếm hàng tỷ đồng với mô hình VAC

Bài 4: Chàng trai kiếm hàng tỷ đồng với mô hình VAC
Tốt nghiệp Cao đẳng hóa chất, đang làm việc ổn định tại công ty Thăng Long, bỗng Ngô Trung Long xin nghỉ việc trở về quê làm nghề “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời”. Lúc đầu, ai cũng bảo anh “gàn dở” nhưng giờ đây, anh lại là thanh niên tiêu biểu, đại diện cho hàng nghìn đoàn viên thanh niên huyện Ba Vì, vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 10 tới.

Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời

 


Sinh năm 1984 tại huyện Ba Vì (Hà Nội), anh “bén duyên” với nghề cơ khí, rồi chuyển sang đốt gạch và cuối cùng là chăn nuôi theo mô hình VAC. 
Anh Long đấu thầu và thuê lại 2,7 hec ta đất của các hộ nông dân trong thôn  để làm trang trại với số vốn ban đầu hơn một tỷ đồng (vay ngân hàng và bạn bè, người thân). 

 


“Lúc khởi nghiệp, trong tay chỉ có 20 triệu đồng, tôi phải nhờ bố mẹ đặt sổ hồng vay vốn ngân hàng và vay bạn bè được hơn một tỷ đồng đầu tư vào mô hình VAC” – Long chia sẻ. 

 

 

  Ngô Trung Long chăm sóc đàn lợn 

 


Nói về Long, Phùng Văn Nam, Bí thư đoàn thị trấn Tây Đằng (Ba Vì – Hà Nội) cho biết: “Là một cán bộ đoàn, anh Long không chỉ làm kinh tế giỏi, mà còn nhận rộng mô hình làm kinh tế cho các bạn đoàn viên thanh niên trong huyện. Đặc biệt, anh còn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều đoàn viên. Dù đã hết tuổi đoàn nhưng anh vẫn được tín nhiệm giữ vai trò Bí thư đoàn thôn Đài Hoa, làm việc miệt mài ngày đêm.

 


Chấp nhận rủi ro 

 


Hiện tại, trang trại của Long đang sở hữu hơn 2.000 con lợn, 1000 con lươn, dê, gà và các loại cây ăn quả. Để đàn lợn nuôi được khỏe mạnh, cho năng suất cao, anh đã sớm áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín đảm bảo vệ sinh và phương pháp chăm sóc theo hướng sinh học. Nhờ đó trang trại ngày một phát triển, thu nhập bình quân của mỗi công nhân 4-5 triệu/tháng. Mỗi năm anh Long thu về hàng tỷ đồng. 

 


Anh nhớ lại: “ Lúc đầu do không có kinh nghiệm chăm sóc nên lợn bị ốm  và chết nhiều. Có lần chết 20%, thậm chí là 30 %.... Sợ “trắng tay”, phụ lòng bố me, nhiều đêm tôi mất ngủ”. 

 


Nhìn lại hành trình của mình, anh chia sẻ: Mặc dù đã xác định làm nông là vất vả, nhưng tôi không nghĩ nuôi lợn lại nhọc nhằn như vậy và số tiền vốn bỏ ra lại khổng lồ đến thế.  

 


Anh bảo, đã là kinh doanh thì phải chấp nhận rủi ro và có “máu liều”. Anh kể lại giây phút hạnh phúc nhất khi gặt hái thành quả: “Năm 2012, tôi có được những đồng tiền đầu tiên với doanh thu là 170 triệu/6 tháng, lợi nhuận”.

 


Giờ đây, khi đàn lợn ổn định, anh Long đang cùng vợ mở rộng trang trại bò Úc và nuôi giun quế, lươn…

Theo Tuổi trẻ Thủ đô