Nhiệm vụ quan trọng trong XDNTM ở Yên Lập: Nâng cao thu nhập cho người dân
- Thứ hai - 25/08/2014 22:09
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ông Bùi Tiến Vỹ, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Lập khẳng định với chúng tôi như vậy khi nói về bí quyết thành công trong quá trình triển khai XDNTM. “Phải tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu, từ đó tích cực đóng góp XDNTM bằng nhiều hình thức, vừa làm giàu cho quê hương, vừa phục vụ lợi ích bản thân”, ông Vỹ nói.
Xác định công tác tuyên truyền là vô cùng quan trọng, nên ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch XDNTM, Yên Lập đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, với những hình thức đa dạng, phong phú như thông qua hệ thống Đài Truyền thanh huyện, đài truyền thanh các xã; panô, khẩu hiệu, tổ chức các hội nghị. Cụ thể, huyện đã xây dựng được 195 băng rôn, khẩu hiệu; 93 panô, áp phích; 467 cuộc họp; 419 lượt phát thanh tại cơ sở; 24 lượt phát hình; tiếp nhận và cấp phát 27.030 bản tài liệu tuyên truyền XDNTM đến các hộ gia đình trên địa bàn 16 xã. Đã in ấn, sao lục kịp thời các văn bản của Trung ương và tỉnh gửi cho ban chỉ đạo và quản lý các xã để tổ chức thực hiện.
Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”, phong trào XDNTM ở Yên Lập đã được nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực. Bà con tình nguyện hiến đất, đóng góp công sức, tiền của cùng nhà nước xây dựng và hoàn thiện nhiều công trình hạ tầng. Sau 3 năm triển khai XDNTM, diện mạo nông thôn Yên Lập có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Bằng việc huy động, lồng ghép các chương trình, dự án, huyện đã đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng và phát triển sản xuất với tổng nguồn vốn 407.029 triệu đồng, trong đó ngân sách Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng 367.088 triệu đồng; nguồn vốn hỗ trợ sản xuất và hợp tác xã 25.173 triệu đồng; nhân dân đóng góp vốn đối ứng 2.733 triệu đồng; nhân dân hiến đất và tài sản 12.035 triệu đồng. Ngoài các nguốn vốn trên, các sở ngành của tỉnh còn đầu tư xây dựng một số công trình với giá trị lớn trên địa bàn huyện như: đường giao thông Cẩm Khê - Yên Lập - Thanh Sơn; đập Ngòi Lao, xã Mỹ Lung…, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập của nông dân.
Nâng cao thu nhập cho người dân là yếu tố quan trọng
Trong chương trình XDNTM, việc thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân luôn là bài toán khó với nhiều địa phương, nhất là với những địa phương mà cuộc sống của người dân phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp như Yên Lập. Chính vì vậy, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới. Nhờ đó, kinh tế của huyện tiếp tục được duy trì và có tốc độ phát triển khá, thu nhập bình quân đạt 13,5 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm trở lại đây đạt 6,7%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 452-465 tỷ đồng/năm. Trong 3 năm qua, huyện đã triển khai 42 mô hình về hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình cây chè giống mới LDP1, LDP2, PH11, chăn nuôi gà Ri lai, ong mật, đầu tư máy hái chè, máy làm đất, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hoàn…, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai 55 mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, từ đó nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, năng suất nhiều loại cây trồng liên tục tăng. Ngành chăn nuôi chuyển dần từ phương thức chăn nuôi thủ công, quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, năng suất và sản lượng chăn nuôi lợn và gia cầm tăng gấp 3-3,5 lần.
Mặc dù trong quá trình triển khai XDNTM, Yên Lập gặp không ít khó khăn nhưng đến hết 2013 trên địa bàn huyện đã có 15 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, chỉ còn 1 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Mục tiêu đến năm 2015 có 2 xã cơ bản đạt chuẩn NTM.
Để từng bước hoàn thành các tiêu chí NTM, huyện Yên Lập đã và đang tranh thủ nhiều nguồn lực lồng ghép cho chương trình, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng trật tự an toàn xã hội.
Xác định công tác tuyên truyền là vô cùng quan trọng, nên ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch XDNTM, Yên Lập đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, với những hình thức đa dạng, phong phú như thông qua hệ thống Đài Truyền thanh huyện, đài truyền thanh các xã; panô, khẩu hiệu, tổ chức các hội nghị. Cụ thể, huyện đã xây dựng được 195 băng rôn, khẩu hiệu; 93 panô, áp phích; 467 cuộc họp; 419 lượt phát thanh tại cơ sở; 24 lượt phát hình; tiếp nhận và cấp phát 27.030 bản tài liệu tuyên truyền XDNTM đến các hộ gia đình trên địa bàn 16 xã. Đã in ấn, sao lục kịp thời các văn bản của Trung ương và tỉnh gửi cho ban chỉ đạo và quản lý các xã để tổ chức thực hiện.
Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”, phong trào XDNTM ở Yên Lập đã được nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực. Bà con tình nguyện hiến đất, đóng góp công sức, tiền của cùng nhà nước xây dựng và hoàn thiện nhiều công trình hạ tầng. Sau 3 năm triển khai XDNTM, diện mạo nông thôn Yên Lập có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Bằng việc huy động, lồng ghép các chương trình, dự án, huyện đã đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng và phát triển sản xuất với tổng nguồn vốn 407.029 triệu đồng, trong đó ngân sách Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng 367.088 triệu đồng; nguồn vốn hỗ trợ sản xuất và hợp tác xã 25.173 triệu đồng; nhân dân đóng góp vốn đối ứng 2.733 triệu đồng; nhân dân hiến đất và tài sản 12.035 triệu đồng. Ngoài các nguốn vốn trên, các sở ngành của tỉnh còn đầu tư xây dựng một số công trình với giá trị lớn trên địa bàn huyện như: đường giao thông Cẩm Khê - Yên Lập - Thanh Sơn; đập Ngòi Lao, xã Mỹ Lung…, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập của nông dân.
Nâng cao thu nhập cho người dân là yếu tố quan trọng
Trong chương trình XDNTM, việc thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân luôn là bài toán khó với nhiều địa phương, nhất là với những địa phương mà cuộc sống của người dân phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp như Yên Lập. Chính vì vậy, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới. Nhờ đó, kinh tế của huyện tiếp tục được duy trì và có tốc độ phát triển khá, thu nhập bình quân đạt 13,5 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm trở lại đây đạt 6,7%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 452-465 tỷ đồng/năm. Trong 3 năm qua, huyện đã triển khai 42 mô hình về hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình cây chè giống mới LDP1, LDP2, PH11, chăn nuôi gà Ri lai, ong mật, đầu tư máy hái chè, máy làm đất, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hoàn…, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai 55 mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, từ đó nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, năng suất nhiều loại cây trồng liên tục tăng. Ngành chăn nuôi chuyển dần từ phương thức chăn nuôi thủ công, quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, năng suất và sản lượng chăn nuôi lợn và gia cầm tăng gấp 3-3,5 lần.
Mặc dù trong quá trình triển khai XDNTM, Yên Lập gặp không ít khó khăn nhưng đến hết 2013 trên địa bàn huyện đã có 15 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, chỉ còn 1 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Mục tiêu đến năm 2015 có 2 xã cơ bản đạt chuẩn NTM.
Để từng bước hoàn thành các tiêu chí NTM, huyện Yên Lập đã và đang tranh thủ nhiều nguồn lực lồng ghép cho chương trình, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng trật tự an toàn xã hội.
Nguồn: kinhtrnongthon.com.vn