Tạo thuận lợi cho hoạt động của DN
- Thứ hai - 26/05/2014 05:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đó là triển vọng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh nêu khi trình bày về những điểm mới cũng như tác động của Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội lấy ý kiến sáng 26/5.
Quan điểm xây dựng dự thảo Luật nhằm tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động: góp vốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý doanh nghiệp; chuyển nhượng vốn và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp, trên cơ sở phát huy kết quả và tác động tích cực của các cải cách trong Luật Doanh nghiệp năm 2000 và Luật Doanh nghiệp năm 2005. Trong đó, tiếp tục hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng để bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước, đề nghị cần quy định cụ thể một cơ quan đầu mối quản lý thống nhất về đăng ký thành lập doanh nghiệp; bổ sung quy định chặt chẽ khâu hậu kiểm đối với doanh nghiệp để bảo đảm doanh nghiệp đã đăng ký là có tồn tại và hoạt động. Bởi thực tế hiện nay có doanh nghiệp lợi dụng việc thành lập để mua bán hóa đơn, thậm chí có doanh nghiệp hoạt động lừa đảo, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế, yếu kém trong khâu kiểm soát sau khi thành lập doanh nghiệp.
Liên quan đến nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết có ý kiến đề nghị giữ quy định ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như Luật hiện hành để bảo đảm có đầy đủ thông tin, dữ liệu về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ sự quản lý nhà nước và định hướng phát triển nền kinh tế.
Ngoài ra, còn có một số ý kiến khác nhau liên quan đến quy định của dự thảo Luật về hai mô hình quản trị công ty; nhóm công ty; mô hình công ty mẹ-con...
Linh Đan
theo chinhphu.vn