Giàu lên từ chăn nuôi gia cầm.
- Thứ tư - 06/05/2015 10:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Gia đình chị Phạm Thị Nam ở thôn Tân Sơn xã Kỳ Thọ đã vươn lên thoát nghèo đi lên bằng mô hình chăn nuôi gia cầm.
Sinh ra trên mảnh đất chua phèn nhiễm mặn, nghèo đói bao đời nay. Không cam chịu đói nghèo lạc hậu, ngoài sản xuất nông nghiệp, buổi đầu chưa có vốn, gia đình chị Phạm Thị Nam và anh Nguyễn Huy Kỳ đã đi chăn nuôi vịt để tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.
Sau khi có chút kinh nghiệm và vốn liếng, năm 2003, vợ chồng anh chị đã cải tạo 1 ha diện tích đất hồ trên vườn nhà để chăn nuôi vịt, gà và thả cá trắm, trôi và rô phi. Mô hình đòi hỏi đầu tư ban đầu để cải tạo hồ đầm và xây dựng chuồng trại khá lớn, tiềm lực không đủ, gia đình chị đã thế chấp tài sản vay vốn từ Ngân hàng NN&PTNT để hiện thực hóa kế hoạch làm trang trại chăn nuôi tổng hợp của mình.
Ao chuồng hoàn thành, mua vịt, gà, ngan, ngổng và cá giống về thả nuôi. Trước khi bắt tay vào làm trang trại, vợ chồng chị Nam đã có kế hoạch sẽ nuôi con gì, do đó anh chị chủ động tìm tòi học hỏi kỹ thuật chăn nuôi; trong quá trình làm trang trại, Vợ chồng còn học hỏi thêm từ những người đã có kinh nghiệm. Thông qua đó áp dụng đúng và đủ các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được, do vậy việc chăn nuôi của gia đình chị Nam diễn ra khá thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau khi có chút kinh nghiệm và vốn liếng, năm 2003, vợ chồng anh chị đã cải tạo 1 ha diện tích đất hồ trên vườn nhà để chăn nuôi vịt, gà và thả cá trắm, trôi và rô phi. Mô hình đòi hỏi đầu tư ban đầu để cải tạo hồ đầm và xây dựng chuồng trại khá lớn, tiềm lực không đủ, gia đình chị đã thế chấp tài sản vay vốn từ Ngân hàng NN&PTNT để hiện thực hóa kế hoạch làm trang trại chăn nuôi tổng hợp của mình.
Ao chuồng hoàn thành, mua vịt, gà, ngan, ngổng và cá giống về thả nuôi. Trước khi bắt tay vào làm trang trại, vợ chồng chị Nam đã có kế hoạch sẽ nuôi con gì, do đó anh chị chủ động tìm tòi học hỏi kỹ thuật chăn nuôi; trong quá trình làm trang trại, Vợ chồng còn học hỏi thêm từ những người đã có kinh nghiệm. Thông qua đó áp dụng đúng và đủ các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được, do vậy việc chăn nuôi của gia đình chị Nam diễn ra khá thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Con nuôi trong trang trại của gia đình Chị Phạm Thị Nam chiếm số lượng lớn là vịt đẻ lấy trứng gần 2000 con, sau đó là gà, ngan, ngổng và cá. Vì nuôi thả với một số lượng lớn nên hàng ngày gia đình chị luôn phải sát sao theo dõi từ nguồn nước, nguồn thức ăn cho tới việc vệ sinh chuồng trại luôn được sạch sẽ, để hạn chế dịch bệnh xảy ra... Bí quyết của vợ chồng chị Nam để cho đàn vịt đẻ đều, chất lượng trứng tốt là phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho chúng. mỗi năm với mô hình trang trại tổng hợp gà, vịt, ngan, ngổng trừ các khoản chi phí, gia đình chị thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ một gia đình vào lọai nghèo có nhất nhì của xã Kỳ Thọ, nhờ cần cù, chụi khó, dámnghĩ dám làm, giờ đây gia đình chị Phạm Thị Nam đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững. Gia đình chị là một trong những mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dù chỉ là một mô hình chăn nuôi trang trại nhỏ nhưng muốn thành công thì cần phải có kiến thức, quyết tâm dám nghĩ, dám làm. Không những vậy, muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tư duy linh hoạt, sáng tạo, nghiên cứu nắm vững thị trường… Có như vậy mới đảm bảo đem lại giá trị kinh tế và cho thu nhập cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng.
Dù chỉ là một mô hình chăn nuôi trang trại nhỏ nhưng muốn thành công thì cần phải có kiến thức, quyết tâm dám nghĩ, dám làm. Không những vậy, muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tư duy linh hoạt, sáng tạo, nghiên cứu nắm vững thị trường… Có như vậy mới đảm bảo đem lại giá trị kinh tế và cho thu nhập cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng.
Tác giả bài viết: Quỳnh Nga- Hồng Chúng
theo http://kyanh.gov.vn/