19:39 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Lão gàn” nuôi tôm

Thứ bảy - 28/07/2012 23:35
Người ta thôi chốn “quan trường” thì tìm đến thú vui tuổi già. Còn ông lại ôm một đống tiền của bạn bè ném vào cồn cát hoang hóa.
 
Về hưu, ông Phong biến đồi cát hoang ở xã Xuân Đan thành trang trại nuôi tôm kỹ thuật cao - Ảnh: Văn Định

Biết chuyện, có người gọi ông là “lão gàn”, có người cho ông “lão liều”. Nhưng cồn cát hoang ấy sau gần một năm dưới bàn tay nhào nặn của ông đã cho ra bạc tỉ. Ông tự hào: “Nhìn trang trại nuôi tôm của tôi ít ai biết rằng đó là cồn cát hoang đã ngủ yên hàng trăm năm nay mới được đánh thức”.

Ông chính là Bùi Tùng Phong, nguyên chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nguyên giám đốc Sở Thủy sản Hà Tĩnh.

Sóng gió một thời đương chức


 

Trên đường tìm về trang trại nuôi tôm của ông ở xã Xuân Đan (Nghi Xuân), chúng tôi đã dừng lại dọc đường, ghé vào nhà một số người dân

Tôi chỉ muốn làm việc, được lao động để cống hiến. Điều tôi tiếc nhất, buồn nhất khi bị tố oan là nó làm cho mình dang dở một số việc đang làm nhằm giúp người dân bớt khổ"

Ông Bùi Tùng Phong

hỏi về những vị lãnh đạo của huyện Nghi Xuân từ trước đến nay. Điều đặc biệt ai cũng ấn tượng khóa làm chủ tịch huyện của ông. Một số người cho biết thời làm chủ tịch huyện, ông Phong không bao giờ lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt lấy một mét vuông đất hay nhận một phong bì nào của cán bộ, công nhân viên chức khi xin việc... Đến con cháu, người thân ông cũng nhất quyết không đưa vào làm trong huyện theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ”.

“Thời làm chủ tịch huyện, ông Phong là một người gần gũi với dân. Những việc ông làm luôn đem lại lợi ích cho dân mà đến bây giờ ai cũng phải ghi nhận” - bà Xanh, bán quán nước trước khu di tích Nguyễn Du (xã Tiên Điền, Nghi Xuân), tâm sự.

Năm 1995, ông chính thức được đề bạt lên làm chủ tịch huyện. Ông ủng hộ người dân xã Cương Gián đi xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho hoạt động quỹ tín dụng xã để con em đến vay tiền. Để hôm nay Cương Gián trở thành một xã xuất khẩu lao động lớn nhất cả nước. Chỉ một nhiệm kỳ làm chủ tịch của ông, người ta thấy huyện Nghi Xuân có một bộ mặt khác hẳn. Ông đã đưa ra ý tưởng quy hoạch và trực tiếp chỉ đạo xây dựng bãi biển Xuân Thành thành một điểm du lịch khu vực bắc miền Trung như ngày hôm nay.

Thời ông làm chủ tịch, huyện Nghi Xuân luôn đi đầu cả tỉnh Hà Tĩnh về giao thông nông thôn và kiên cố hóa trường học, kênh mương. Không chỉ chuyện kinh tế, nông nghiệp, ông còn rất quan tâm đến văn hóa. Chính ông đã chỉ đạo phục dựng ca trù làng Cổ Đạm và phối hợp với một số cơ quan chức năng tổ chức hội thảo khoa học về ca trù đầu tiên của cả nước. Ông cũng là người quyết liệt đeo bám việc xây dựng huyện Nghi Xuân trở thành một điểm du lịch văn hóa mang nhiều nét độc đáo ở khu vực, trong đó khu di tích Nguyễn Du là một trung tâm quan trọng.

Nhưng khi đang hăng say cống hiến cho quê hương, đã có những kẻ ghen ghét, đố kỵ tố ông làm sai trong quản lý điều hành. Thế là từ thanh tra tỉnh đến thanh tra trung ương về tìm hiểu, điều tra làm ông vất vả, mệt mỏi một thời gian dài. Sóng gió đi qua, được đề bạt chuyển về làm giám đốc Sở Thủy sản Hà Tĩnh, ông tiếp tục làm tròn vai một cách xuất sắc.

Khi ông được minh oan, đã có đến hàng chục bài báo viết về chuyện này. Tất cả đều bày tỏ sự đồng cảm về một con người tốt bị oan sai. Tuy nhiên, nhắc lại chuyện này ông chỉ cười buồn, im lặng...

Viết giấc mơ trên cồn cát...

Mô hình trang trại nuôi tôm trên cát áp dụng kỹ thuật cao là một giấc mơ ông đang thực hiện. Đi trên cánh đồng tôm 5ha của ông, chúng tôi không khỏi bồi hồi khi nơi đây trước kia là một cồn cát hoang khô cằn, đến cỏ cây cũng sống không nổi. Đầu năm 2011, người dân quanh đây lấy làm lạ khi xuất hiện một ông già ăn mặc giản dị đứng chỉ trỏ, hướng dẫn mấy chiếc máy xúc, máy ủi san lấp cồn cát. Cuối năm, cồn cát hoang bỗng dưng biến thành những hồ tôm vuông vắn. Cuối năm 2011, tuy hệ thống hồ chưa hoàn thiện nhưng ông đã bắt tay thả hai vụ tôm đầu tiên và đã cho kết quả ngoài mong đợi. UBND huyện Nghi Xuân đã khen thưởng ông về “chiến công” này.

Năm 2012, ông bắt đầu thả tôm trên toàn bộ diện tích. Nói về nghề nuôi tôm trên cát, ông cho đó là một nghề có nhiều rủi ro bất thường, khó lường trước. Nhưng việc “ôm tiền” của bạn bè ném xuống cát để hôm nay thu về 10 tấn tôm/ha/vụ, không phải ông mộng làm giàu mà vì muốn người dân “được hưởng lợi từ kỹ thuật nuôi tôm mới” và ý thức về những đồi cát hoang khi biết đầu tư làm ăn sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông tâm sự thời làm giám đốc sở thủy sản ông đi nhiều, biết nhiều nên hiểu đôi chút về công nghệ nuôi tôm trên cát. Năm 2010 ông về hưu, thấy xót lòng trước thực trạng diện tích đất cát hoang nằm dọc bờ biển của huyện Nghi Xuân không được sử dụng, trong lúc người dân không có việc làm, đời sống đang vất vả.

Tuy bệnh tật đầy người (suy thận cấp, đái tháo đường...), sức khỏe giảm sút, ông vẫn kêu gọi bạn bè hùn vốn cho ông mượn để đi nuôi tôm trên đồi cát hoang của xã Xuân Đan. Có người tưởng ông khó vượt qua khi bệnh tái phát, nằm liệt giường không đi lại được. Nhưng ông vẫn nằm trên giường gọi điện thoại xuống trang trại chỉ đạo. Hạnh phúc đã mỉm cười với ông khi một trang trại nuôi tôm ngoài mong đợi hoàn thành.

Đã bước sang tuổi 63, “thú chơi” hằng ngày của ông hiện nay là kiểm tra con tôm và hướng dẫn nhân công chăm sóc từng ao tôm. Đồng tôm cũng là nơi để ông đi lui đi tới hoạt động nhằm vượt qua bệnh tật. Ngoài ra ông sẵn lòng tiếp đón bất kỳ ai đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm.

“Người ta đến đây tìm hiểu, tôi đều kể hết những gì mình biết về nghề nuôi tôm trên cát. Tôi rất mừng ở trong vùng này có đến ba, bốn hộ dân làm trang trại nuôi tôm kỹ thuật cao trên cát như tôi. Hi vọng nghề mới này ngày càng được mọi người nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng trên những đồi cát bỏ hoang” - ông Phong chia sẻ.

Về quê

Là một sinh viên giỏi của Trường đại học Nông nghiệp II, chàng trai Bùi Tùng Phong được giữ lại làm giảng viên. Sau bảy năm làm giảng viên đại học, tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh) lên tận trường thuyết phục Bùi Tùng Phong về làm việc để cống hiến cho quê hương. Thấy quê hương còn nghèo, cha mẹ già lại neo đơn, ông đã từ bỏ niềm đam mê truyền thụ kiến thức khoa học cho sinh viên để về làm một chuyên viên ở Phòng Nông nghiệp huyện Nghi Xuân.

Sớm khẳng định trình độ, nghiệp vụ, ông Phong lần lượt được đề bạt lên làm phó phòng, trưởng phòng nông nghiệp, rồi lên nắm chức phó chủ tịch UBND huyện phụ trách về nông nghiệp, kinh tế suốt chín năm trời. Năm 1995, ông được đề bạt làm chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân.

 

Ông chủ tịch huyện Nghi Xuân ngày nào giờ theo con tôm - Ảnh: Văn Định

 

 

VĂN ĐỊNH

 Một người lao động không biết mệt mỏi

 “Khi ông Phong sang làm giám đốc Sở Thủy sản Hà Tĩnh, lúc ấy đã gần đến tuổi nghỉ hưu. Nhưng thật hiếm thấy một vị giám đốc nào như ông khi dành hẳn sáu tháng đầu vừa làm, vừa đỏ đèn đọc tài liệu, giáo án về thủy sản.

Đến khi bệnh tật đầy mình, ông Phong vẫn dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thực tế xây dựng được một trang trại nuôi tôm quy mô tuy nhỏ nhưng tính khoa học kỹ thuật tiên tiến, người khác có thể học hỏi làm theo bởi chi phí thấp. Chỉ làm giám đốc một thời gian ngắn nhưng ông Phong có rất nhiều ý tưởng, sáng kiến.

Ông nói làm cán bộ thủy sản phải thực tế, phải biết nuôi trồng thủy sản để vừa nói được người dân nghe vừa tăng thêm thu nhập cho cá nhân. Về hưu rồi ông Phong vẫn là một người lao động không biết mệt mỏi. Riêng với mô hình nuôi tôm trên cát của ông Phong phải nói rằng rất độc đáo như: tính thân thiện với môi trường, an toàn về vệ sinh thực phẩm... Đặc biệt toàn bộ hệ thống dẫn nước và thoát nước hồ tôm được ông Phong sử dụng ống nhựa đặt ngầm dưới mặt đất. Nước sử dụng nuôi tôm được bơm ngầm dưới biển, đảm bảo độ ngọt mặn, tránh được lây lan, phát tán bệnh tật. Hồ xử lý nước thải bằng vi sinh ông Phong còn tận dụng thả cá rô phi đưa lại giá trị kinh tế cao...”.

Ông TRẦN XUÂN HOÀNG
(chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hà Tĩnh)

* Một tấm gương sáng ở Hà Tĩnh

“Tôi không muốn nhắc lại chuyện quá khứ không vui khi ông Phong bị tố oan thời làm chủ tịch huyện Nghi Xuân. Hiện tại ông Phong là một tấm gương sáng của Hà Tĩnh. Trang trại nuôi tôm trên cát của ông là một mô hình kinh tế điển hình cần được lan tỏa, nhân rộng”.

Ông NGUYỄN THANH BÌNH
(bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh)

 

 

Theo tuoitre.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 274

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 71115

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60393072