16:31 ICT Chủ nhật, 10/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới » Thông tin thực hiện chính sách


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thêm kênh dẫn vốn cho sản xuất nông nghiệp

Thứ bảy - 26/11/2016 16:39
Ngày 25/11/2016, Agribank chi nhánh Lâm Ðồng và Agribank chi nhánh Nam Lâm Ðồng tổ chức ký kết thỏa thuận liên ngành về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NÐ-CP ngày 9/5/2015 của Chính phủ với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội Phụ nữ) tỉnh Lâm Ðồng, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình là hội viên Hội Nông dân và Hội Phụ nữ vay vốn và sử dụng các dịch vụ của Agribank tại tỉnh Lâm Ðồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống…
Mô hình chăn nuôi hộ gia đình hiệu quả từ nguồn vốn Agribank ở Đạ Huoai. Ảnh: L. Hoa

Mô hình chăn nuôi hộ gia đình hiệu quả từ nguồn vốn Agribank ở Đạ Huoai. Ảnh: L. Hoa

Theo thỏa thuận, khách hàng được vay vốn là hộ gia đình (GĐ) hoặc cá nhân (CN), đồng thời là hội viên của Hội Nông dân hoặc Hội Phụ nữ có tên trong danh sách Tổ vay vốn, có nhu cầu vay vốn. Việc thành lập Tổ vay vốn sẽ chú trọng lựa chọn thành viên là đối tượng khách hàng đủ điều kiện vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, do các hộ GĐ-CN tự nguyện thành lập hoặc được sự tư vấn, hỗ trợ thành lập của Hội xã/ phường/ thị trấn và các chi, tổ Hội sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề, cây con để dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác và tiêu thụ sản phẩm… 
 
Sau khi ký kết thỏa thuận liên ngành, các tổ chức Hội thành lập các tổ vay vốn theo mô hình liên kết, tiến tới thành lập mô hình hợp tác xã (HTX), hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Tổ trưởng Tổ vay vốn phối hợp với Agribank giải ngân vốn vay và cung cấp các dịch vụ kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ lãi và gốc đúng hạn; trả lãi hoặc thu lãi khi được ủy quyền; phản ánh kịp thời các thông tin về tổ viên vay vốn sau khi vay. Các cấp Hội và Tổ trưởng Tổ vay vốn được hưởng hoa hồng dịch vụ do Agribank chi trả theo chất lượng tín dụng, tỷ lệ thu lãi và tính chất của khoản vay (có đảm bảo hay không có đảm bảo) mà hai bên thỏa thuận… 
 
Agribank là ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng lớn nhất với trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo. 
 
Hiện nay, Agribank đang triển khai 7 chính sách tín dụng và 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững với hơn 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại... 
 
Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn... Đối với Agribank, việc mở rộng tín dụng đối với hộ GĐ-CN thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn không chỉ là hiệu quả về hoạt động kinh doanh mà còn là sứ mệnh.
 
Các bên tham gia hy vọng, ký kết thỏa thuận liên ngành giúp hội viên nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đầy đủ, đúng kỳ hạn; góp phần cùng Agribank tăng lượng khách hàng, mở rộng đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn, nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và quảng bá thương hiệu. Hội Nông dân và Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên, xây dựng - củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; đồng thời, khuyến khích phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho các thành viên Tổ vay vốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng được thuận lợi và hiệu quả. 
 
Bà Phạm Thị Mỹ Huyền Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Ðồng
 
Hội Phụ nữ có nền tảng là các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Vì vậy, sau khi ký kết thỏa thuận, Hội Phụ nữ sẽ triển khai áp dụng trên diện rộng chứ không chọn địa bàn thí điểm và quản lý theo hình thức như của Ngân hàng Chính sách xã hội. Tỉnh Hội sẽ chọn 2 mô hình làm điểm để thành lập các tổ liên kết vay vốn sản xuất quy mô rộng. Đó là mô hình thu mua, chế biến, sản xuất hồng trái Dran (Đơn Dương) nhằm khuyến khích bảo tồn giống và mô hình cây chè ở vùng DTTS Lộc Bảo (Bảo Lâm).
 
 
Ông Ða Cát Vinh Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Ðồng
 
Chủ trương của Nhà nước là xây dựng các HTX nông nghiệp. Nông dân cũng đang hình thành các mô hình hợp tác liên kết sản xuất, nhưng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ đến được một số đối tượng. Hiện cả tỉnh đang có khoảng 100 HTX sản xuất nông nghiệp, trong khi Quỹ hỗ trợ nông dân chỉ có 28 tỷ đồng. Hội Nông dân tỉnh dự định chọn 4 địa phương để thực hiện thí điểm chương trình ký kết thỏa thuận trước khi nhân rộng trong toàn tỉnh là Đơn Dương, Lạc Dương, Di Linh và Đạ Tẻh.
 
 
Ông Ðinh Xuân Sơn Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Lâm Ðồng
 
Đã có thỏa thuận giữa Agribank với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ Việt Nam, các chi nhánh Agribank tại Lâm Đồng cũng là thực hiện nhiệm vụ của Agribank Việt Nam. Agribank Nam Lâm Đồng sẽ kết hợp với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm xem xét các vấn đề để triển khai thống nhất các nội dung của chương trình ký kết. Thực tế, những ai có nhu cầu vay đều đã có tài sản thế chấp ở ngân hàng rồi. Tuy nhiên, khi triển khai thông qua tổ chức Hội đến thành viên, chắc chắn sẽ thuận lợi hơn. 
 
 
Ông Nguyễn Trọng Ðại Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Lâm Ðồng
 
Giai đoạn từ 2010 đến nay, tỷ trọng dư nợ cho vay hộ GĐ-CN trên tổng dư nợ cho vay của Agribank Lâm Đồng đã tăng từ 72,71% (2010) lên 87,06% (31/10/2016). Đến 31/10/2016, dư nợ cho vay hộ GĐ-CN đạt 11.621 tỷ đồng, tăng 1.628 tỷ đồng (+16,3%) so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay không có bảo đảm tài sản theo Nghị định 55 là 628 tỷ đồng (gần 13 ngàn khách hàng). Chúng tôi ước lượng tổng dư nợ sẽ tăng khoảng 500 tỷ đồng từ thỏa thuận liên ngành này tại Agribank Lâm Đồng.                   
 
PHẠM LÊ (ghi)
Nguồn: baolamdong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: lâm ðồng, phụ nữ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 143


Hôm nayHôm nay : 21553

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 384405

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70611720