09:08 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Thạch Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bà “hội đồng” say việc thoát nghèo

Thứ ba - 12/03/2013 03:04
Với mong muốn giúp người dân địa phương thoát nghèo, từ năm 2009 trở lại đây, nhờ sự năng động, nhạy bén của chị Mai Hoa - Phó Chủ tịch HĐND xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), hàng trăm lao động địa phương có việc làm ổn định, nhiều người đã thoát nghèo bền vững.
Chị Mai Hoa

Chị Mai Hoa

Từ đào tạo nghề giúp việc
 
Sinh ra ở xã Cẩm Yên (huyện Cẩm Xuyên), nơi ruộng đồng quanh năm được tưới mát bởi nguồn nước của hồ Kẻ Gỗ. Năm 18 tuổi, chị lập gia đình, về làm dâu ở Thạch Văn - là xã ven biển vùng bãi ngang nằm cách TP.Hà Tĩnh khoảng 12km về phía Đông. Điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt cộng với đất đai khô cằn nên bao đời nay người dân vẫn quanh quẩn trong đói nghèo. Ở quê chồng, chị mới thấu hiểu được sự đói nghèo lam lũ của người dân miền cát trắng bãi ngang. Chị luôn suy nghĩ, phải làm thế nào để giúp đỡ chị em có việc làm, ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.
 
Trong một lần lên thành phố thăm người thân, chị thấy nhu cầu cần người giúp việc là rất lớn. Theo tính toán của chị, thu nhập bằng nghề giúp việc mỗi tháng hơn cả năm làm lụng ở quê nhà. Ngay trong thời điểm đó, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thạch Văn lại tín nhiệm bầu chị làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Lúc này, ý tưởng đào tạo nghề giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động khác bắt đầu được chị triển khai.
 
Cuối năm 2009, chị lên Hội LHPN huyện Thạch Hà xin xây dựng đề án đào tạo nghề "Giúp việc gia đình” và đề nghị huyện Hội hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo. Đề án chị đưa ra được Hội Phụ nữ ủng hộ, đồng thời phối hợp với phòng LĐTB&XH huyện Thạch Hà và Trung tâm dạy nghề đào tạo việc làm của Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức các khóa đào tạo. Ngay sau khi triển khai, đã có hàng trăm lao động đăng ký học nghề. "Chuyện lau nhà, dọn dẹp nhà cửa đối với phụ nữ đa số ai cũng làm được. Nhưng không đơn giản vì ngoài yếu tố siêng năng, cần cù, sạch sẽ thì cái khó nhất của nghề này là đức tính trung thực”, chị Hoa chia sẻ.
 
Để tìm đầu ra cho lao động, chị tìm cách liên hệ với những gia đình cần người giúp việc trên thành phố và kí kết hợp đồng lao động. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, chị đưa ra các loại hợp đồng theo hình thức dài hạn, hợp đồng theo tháng, theo tuần hoặc theo giờ. Nhờ đó hàng trăm chị em đã có việc làm thường  xuyên, giải quyết được lao động lúc nông nhàn.
 
Chị Lê Thị Hà (41 tuổi), ở xã Thạch Văn cho biết, gia đình chị thuộc diện nghèo của xã, ngoài việc đồng áng theo mùa vụ, thời gian rảnh rỗi chị chẳng có việc gì làm. "Tôi cũng muốn làm nghề giúp việc nhưng khổ nỗi, có nhiều thứ ở ngoài xã hội hiện đại quá nên rất lo lắng. May mắn có khóa học đào tạo của chị Hoa mà giờ tôi đủ tự tin để xử lý mọi tình huống”, chị Hà chia sẻ. Theo chị Hà, hàng ngày, chị cùng nhóm giúp việc khác với hơn 30 chị em cứ mờ sáng là lên thành phố làm việc theo lịch trình đã được hợp đồng trước đến tối lại trở về nhà. Mỗi ngày, thu nhập của chị Hà bình quân từ 100.000- 300.000 đồng. 
 
Đến thoát nghèo
 
 Theo chị Mai Hoa, khi mới bắt tay vào thực hiện, chị gặp muôn vàn khó khăn, trước hết là sự phản ứng từ gia đình. Rồi khi đi vận động chị em, nhiều người không tin tưởng, lo học tốn nhiều thời gian rồi không có việc làm nên cũng không nhiệt tình, nhiều người còn nói chị "rảnh rỗi thì đi chơi, hơi đâu mà làm mấy việc không công này”. Hơn nữa các công ty kí kết hợp đồng thì lo chị không thực hiện…
 
Theo chị Hoa, để thuyết phục chị em, cái chính là phải cho mọi người thấy được kết quả. Ngay lớp học đầu tiên, đa phần chị em có việc làm và thu nhập ổn định nên từ đó, chị em tin và tham gia ngày càng nhiều. Nhờ thành công trên, chị Hoa đã mạnh dạn phối hợp với các Trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề mở thêm các lớp học nghề mây đan, đóng thuyền, làm bún bánh, làm vườn, lái xe ô tô theo hình thức đào tạo tới đâu lao động có việc làm tới đó. Thấy đội ngũ lao động của chị có chất lượng và hoàn thành đúng cam kết, các doanh nghiệp đã tin tưởng và dành cho chị những hợp đồng lớn hơn. Như trước khi tổ chức lớp đào tạo lái xe ô tô chị Hoa đã ký hợp đồng với Công ty Mai Linh về đầu ra; hay trước khi đào tạo nghề mây tre chị đã ký hợp đồng bao tiêu đầu ra với Công ty Đức Phong ở Nghệ An…
 
Trong lúc  không thiếu các dự án đào tạo nghề khác được đầu tư lớn tại các vùng được coi là "trọng điểm” ở khắp Hà Tĩnh lại đang đi vào bế tắc, từ cuối năm 2009 đến nay, chị Mai Hoa đã tổ chức được 8 lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 300 chị em có việc làm ổn định và việc làm thời vụ với mức thu nhập từ 1,5 triệu đến 3 triệụ đồng/tháng. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã chấm dứt cảnh "ngày ba tháng tám” đói khổ vốn ngự trị trên vùng quê cát bạc này. 
Như Ngọc
theo daidoanket
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 287


Hôm nayHôm nay : 56662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1189808

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60198131