11:42 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Thạch Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hai xóm giáo tích cực làm giàu

Thứ năm - 07/03/2013 21:19
Nổi bật lên trong cộng đồng những người Công giáo Hà Tĩnh là hai xóm giáo toàn tòng Đông Hòa I và Đông Hòa II ở xã Thạch Long, Thạch Hà (Hà Tĩnh) vì người dân nơi đây bên cạnh "sống phúc âm” còn tích cực làm giàu. Bởi vậy, dù sống trong một không gian đất chật, người đông nhưng nhân dân 2 xóm đã biết tận dụng thế mạnh của mình để làm giàu.

 
Khung cảnh yên bình của 2 thôn Đông Hòa
 
Làm giàu bằng nhiều phương cách
 
Hai xóm giáo toàn tòng Đông Hòa I và Đông Hòa II có 581 hộ, với 2.700 nhân khẩu nhưng có tới gần 1.000 người đang đi lao động ở nước ngoài, đó là con số thống kê chưa đầy đủ mà thôn trưởng hai thôn cho chúng tôi biết. Chỉ tính riêng trong năm 2012, hai thôn đã xuất cảnh 580 người. Chính việc xuất khẩu lao động đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nhân dân 2 thôn.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hoàn, một người dân ở thôn Đông Hòa II cho biết: "Trước đây người dân vùng này chủ yếu kiếm sống bằng nghề đi biển, mỗi nhà đều có ít nhất một chiếc thuyền, nhưng hiện nay chúng tôi đã bán hết vì nghề này không đem lại thu nhập cao như trước. Nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước là cho con em xuất khẩu lao động mà dân chúng tôi được hưởng lợi”. Những ngôi nhà khang trang nằm san sát bên nhau như chứng minh cho sự giàu sang, trù phú của nhân dân Đông Hòa.
 
Bên cạnh thế mạnh xuất khẩu lao động thì người dân Đông Hòa còn biết làm giàu bằng nhiều nghề như nuôi trồng thủy sản, đóng tàu, thợ nề (làm xây dựng)...Riêng tổ thợ nề cả 2 thôn có tới 40 đến 50 người, thu nhập ổn định từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng/người. Đóng tàu và làm mộc là những nghề truyền thống được nhân dân 2 thôn Đông Hòa tiếp tục phát huy. Cơ sở đóng tàu của anh Phan Trung Vinh ở Đông Hòa I dù mới đầu năm nhưng đã nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách hàng ở tận Thanh Hóa, Nam Định. Anh cho biết: "Năm 2012, cơ sở của gia đình chúng tôi đã cho doanh thu 2 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/tháng. Mẫu mã bắt mắt và nguyên liệu gỗ tốt chính là điều kiện thu hút được khách hàng cả gần và xa”.
 
Lực lượng thanh niên thì vươn ra nước ngoài để làm giàu, còn người ở nhà thì tận dụng triệt để những ngành nghề cho thu nhập cao ở địa phương, ai ai cũng có cách làm hay để kiếm tiền, từ đó đã tạo được một phong trào thi đua làm giàu sôi động, thúc đẩy kinh tế - xã hội của nhân dân vùng giáo. Điều đặc biệt là 2 thôn Đông Hòa không những ngày càng phát triển về kinh tế mà còn mạnh về văn hóa – xã hội.
 
Hai làng văn hóa
 
Tháng 3-2003, thôn Đông Hòa I được công nhận là Làng văn hóa cấp tỉnh, đây là đơn vị đầu tiên được công nhận trong tổng số các làng giáo toàn tòng của tỉnh Hà Tĩnh. Đến tháng 5-2005, thôn Đông Hòa II tiếp tục vinh dự được nhận danh hiệu cao quý này. Danh hiệu Làng văn hóa như động lực để 2 thôn Đông Hòa tiếp tục phấn đấu.
 
Bà Lê Thị Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Long nhận xét: "Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ở thôn Đông Hòa I và Đông Hòa II rất tốt, luôn nằm trong "top” đầu của toàn xã. Sự lãnh đạo năng động của cấp ủy hai thôn đã góp phần làm cho phong trào của địa phương ngày càng phát triển. Điều đó đã giúp chúng tôi xóa dần được quan niệm cho rằng làm phong trào ở vùng giáo là rất khó khăn”.
 
Tất cả các chủ trương chính sách, các CVĐ khi các cấp chính quyền địa phương triển khai xuống thì nhân dân 2 thôn Đông Hòa đều thực hiện đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt, sự đồng thuận, hỗ trợ của linh mục, hội đồng giáo họ Lộc Thủy đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nhân dân 2 thôn. Không chỉ dừng lại ở đó, tinh thần đoàn kết lương - giáo luôn được coi trọng giữa người dân 2 thôn với các thôn lân cận.
 
Ông Nguyễn Đức Thuận, thôn trưởng thôn Đông Hòa I cho biết: "Nhân dân 2 thôn có một quỹ chung gọi là Quỹ Bác ái, hằng năm quỹ này được huy động dưới sự đóng góp hoàn toàn tự nguyện của nhân dân để làm những việc hữu ích, như xây nhà tình nghĩa hỗ trợ cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phân biệt lương hay giáo, trích quỹ cho các cháu thiếu niên nhi đồng nhân ngày tết trung thu hay 1-6, ngày truyền thống của các chi hội, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thương binh liệt sĩ...Năm 2012, Quỹ Bác ái đã huy động đóng góp được gần 200 triệu đồng, sắp tới sẽ hỗ trợ xây 2 căn nhà cho 2 hộ đặc biệt khó khăn trong thôn”.
 
Dù những người "cầm cân nẩy mực” ở đây vẫn đang lo lắng giải bài toán về giải quyết công ăn việc làm bền vững cho những người đi xuất khẩu lao động sau khi trở về. Song cũng phải công nhận rằng, bà con giáo dân ở thôn Đông Hòa I và Đông Hòa II luôn sát cánh, đồng hành cùng sự phát triển chung của địa phương, đất nước. Nếu nơi đâu cũng có phong trào thi đua làm giàu, thi đua phát triển văn hóa – xã hội như nơi đây thì đất nước sẽ không còn những làng nghèo, xóm nghèo 3 không, 4 không nữa. 
H. NGUYÊN
Nguồn:ddk.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 292

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 280


Hôm nayHôm nay : 61014

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1129498

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60137821