11:43 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để các hội chợ OCOP đảm bảo chất lượng

Thứ bảy - 14/03/2020 11:15
Với quy mô tổ chức ngày càng lớn, lượng tiêu thụ ngày càng tăng, hội chợ OCOP của Quảng Ninh đang khẳng định chỗ đứng và là địa chỉ mua sắm tin cậy của nhiều người dân và du khách. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, việc các địa phương bán tràn lan nông sản không phải sản phẩm OCOP đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và thương hiệu OCOP của tỉnh.
Các gian hàng tại hội chợ OCOP luôn thu hút người dân đến tham quan, mua sắm.
Triển khai sáng kiến xúc tiến thương mại, từ năm 2015, tỉnh đã tổ chức trên 20 hội chợ, tuần OCOP. Đến nay đã có hàng nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tham gia với trên 1.000 sản phẩm đa dạng, phong phú. Thông qua các kỳ hội chợ, tuần OCOP thu hút được hàng triệu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, trở thành sự kiện thường niên được nhiều người đón đợi, nhất là vào dịp lễ, Tết. Thống kê cho thấy, tổng doanh thu bán hàng ở các kỳ hội chợ, tuần xúc tiến đạt cao, trung bình có từ 5.000-10.000 lượt khách mua sắm mỗi ngày.

Minh chứng rõ nét đó là tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2020, tổ chức trung tuần tháng 1 vừa qua, lượng khách đến tham quan mua sắm đạt trung bình trên 12.000 lượt người/ngày, tổng doanh thu bán hàng đạt gần 1,63 tỷ đồng/ngày (tăng khoảng 12% lượng khách và tăng trên 8% doanh thu so với Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2019), nhiều sản phẩm trong tình trạng “cháy hàng”.

Tuy nhiên, bên cạnh bán và giới thiệu những sản phẩm OCOP, tình trạng sản phẩm không thuộc danh mục chương trình OCOP vẫn được bày bán. Điển hình, tại Tuần lễ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP Quảng Ninh năm 2019, tổ chức tháng 8/2019 tại Trung tâm Thương mại Big C Hạ Long, nhiều sản phẩm chưa cung cấp đầy đủ thông tin trên nhãn mác, bao bì đóng gói sơ sài, không đảm bảo về chất lượng và hình thức, giá bán cũng chỉ được ghi nguệch ngoạc trên các tấm bìa các tôn hoặc giấy. Tại gian hàng của huyện Tiên Yên, ngoài những sản phẩm thương hiệu nông sản OCOP, như: Gà, mật ong, khau nhục, kẹo lạc hồng, bánh gật gù, trứng vịt biển... thì gian hàng còn bày bán các sản phẩm khác, chưa thuộc danh mục sản phẩm OCOP của tỉnh, như: Bánh ngải, bánh bạc đầu, củ cải sợi, đỗ đen, đỗ tương. Các sản phẩm này do HTX Thương mại, dịch vụ, kỹ thuật nông nghiệp Phú Gia tự sản xuất hoặc thu mua của người dân trên địa bàn về chế biến, đóng gói để bán tại các kỳ hội chợ.

Những sản phẩm của huyện Tiên Yên đóng gói sơ sài được bày bán và giới thiệu trong Tuần xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP Quảng Ninh năm 2019, tại BigC Hạ Long.
Chị Nguyễn Thị Hằng (phường Cao Xanh, TP Hạ Long), cho biết: Chúng tôi rất mong đợi hội chợ OCOP của tỉnh vì có cơ hội được thưởng thức nông sản có chất lượng của các địa phương khác. Tuy nhiên, tôi nhận thấy, những hội chợ gần đây có rất nhiều sản phẩm mới nhưng các sản phẩm này lại không có nhãn hiệu OCOP, không có tem mác nhưng lại nằm cùng với các sản phẩm OCOP khác nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người mua.

Trong khi đó, trước khi diễn ra hội chợ, Ban Xây dựng NTM tỉnh đều có văn bản thông báo về công tác chuẩn bị hội chợ. Ông Đinh Bá Trinh, Trưởng phòng Nghiệp vụ OCOP (Ban Xây dựng NTM tỉnh), cho biết: Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Ban đã yêu cầu các địa phương có sản phẩm tham gia hội chợ phải đảm bảo chất lượng, số lượng, đúng chủng loại, phải có địa chỉ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (mã số, mã vạch, dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc). Sản phẩm đủ điều kiện trưng bày, giới thiệu, bán tại hội chợ phải ghi rõ thông tin về sản phẩm và được chia thành 2 khu vực để tránh sự nhầm lẫn của người tiêu dùng. Một là khu vực sản phẩm OCOP đã được cấp sao và khu vực 2 là sản phẩm được chấp thuận tham gia chương trình OCOP (nằm trong danh mục các sản phẩm OCOP nhưng chưa đạt sao). Tuyệt đối không được trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm không thuộc chương trình OCOP, các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ không rõ ràng.

Mặc dù đã có những quy định cụ thể, nhưng nhiều địa phương không thực hiện nghiêm quy định này. Mới đây nhất là Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2020, nhiều sản phẩm không thuộc chương trình OCOP vẫn bày bán. Cụ thể, TP Móng Cái có các sản phẩm xúc xích lợn, khau nhục, thịt lợn tươi của HTX nông nghiệp hữu cơ An Lộc; bánh chưng, mắm tép chưng thịt của HTX giò chả Quang Dần; củ cải khô Bình Ngọc của HTX nông lâm ngư nghiệp Thái An; nước mắm Móng Cái của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Dáng Phương... Còn ở huyện Đầm Hà là các sản phẩm điếu cày, thớt, đá mài, gà xé khô của Cơ sở Phan Văn Khôi; gừng gió, hành khô, khoai sọ, địa liền của HTX Trường Sơn; bánh gio, rau xà lách, ổi, rau cải cúc, ớt, dưa chuột, bắp cải của HTX Tuấn Hùng... Ở huyện Cô Tô  là sản phẩm tôm khô, sá sùng khô, cá thu một nắng, mực khô của Cơ sở Lê Thị Lập.

Gian hàng của TP Móng Cái tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2020 bày bán nhiều sản phẩm không nằm trong danh mục sản phẩm OCOP. Ảnh: Minh Đức
Ghi nhận thực tế cho thấy, ngoài việc cung không đủ cầu khiến cho hàng hóa OCOP không đủ đáp ứng người tiêu dùng thì hiện có không ít doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất đang lợi dụng sức hút của hội chợ OCOP để bày bán các mặt hàng chưa có thương hiệu, kém chất lượng. Cùng với đó là sự vào cuộc ban đầu của các địa phương chưa sâu sát nên công tác chuẩn bị tham gia còn mức độ, một số địa phương thiếu chỉ đạo, chỉ giao cho phòng chuyên môn, doanh nghiệp, HTX nên khâu tổ chức, giám sát chưa đảm bảo. Đồng thời, công tác giám sát, kiểm tra, xử lý những vi phạm về sản phẩm, hàng hóa của các cơ quan chức năng vẫn chỉ dừng lại ở nhắc nhở, chưa có xử phạt, chưa có các biện pháp quyết liệt nên tính răn đe chưa cao...

Ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ NN&PTNT), khẳng định: Việc đưa các sản phẩm không phải sản phẩm OCOP vào bán tràn lan tại các hội chợ OCOP cho thấy sự buông lỏng quản lý của cấp huyện và Ban tổ chức hội chợ. Nếu như tỉnh không chú trọng, tăng cường công tác hậu kiểm chất lượng hội chợ, nâng cao vai trò giám sát của các địa phương, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm thì đây sẽ là điều khó khăn trong việc xây dựng và nâng tầm thương hiệu OCOP của tỉnh.
Theo Hoàng Nga/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 51461

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1065175

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60073498