08:58 ICT Thứ năm, 10/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Nữ hiệu trưởng đam mê với nghề nuôi hươu

Thứ ba - 03/03/2020 16:49
Là nữ hiệu trưởng một trường tiểu học tại xã Sơn Lâm (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) nhưng chị Lê Thị Hương không chỉ là một người cần mẫn, tận tình, trách nhiệm trong ngành giáo dục mà còn là một người phụ nữ năng động, nhạy bén, mạnh dạn cùng chồng đầu tư gây dựng sự nghiệp để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình bằng nghề nuôi hươu đã hơn 10 năm nay.

Biết chị Lê Thị Hương trong cuộc thi phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm) đợt 2 năm 2019 của tỉnh Hà Tĩnh và rất ấn tượng với người phụ nữ này khi chị đứng trước ban giám khảo để trình bày về sản phẩm “Nhung hươu Hương Luật” với sự tự tin, giọng nói truyền cảm và sự am hiểu rất sâu về các sản phẩm liên quan tới nhung hươu. Mọi người xung quanh trầm trồ khen ngợi và kết thúc cuộc thi, sản phẩm của chị đã chinh phục ban giám khảo để đạt sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Kết quả đó đã làm chị không dấu nổi sự vui mừng trên khuôn mặt. Đó là nguồn động lực to lớn giúp chị càng tự tin hơn, cố gắng hơn để gây dựng sự nghiệp của gia đình mà hơn 10 năm nay vợ chồng chị đã dày công vun đắp. Đến  khi tìm hiểu thì càng khâm phục chị hơn khi chị là một hiệu trưởng của một trường tiểu học của xã chứ không phải một người dân chuyên nuôi hươu như tôi nghĩ. Điều này, càng làm tôi thấy tò mò về chị hơn và tôi đã tìm đến chính “thủ phủ” nuôi hươu của gia đình chị.

Nghe chị kể về quá trình gắn bó với những chú hươu đã hơn 10 năm nay, cuộc sống những năm tháng vất vả khó khăn hiện về, khi 2 vợ chồng lấy nhau rồi cùng nhau lập nghiệp tại vùng quê miền núi này. Chị làm nghề giáo viên, lương cũng ba cọc ba đồng, nhưng cũng bởi yêu nghề, chị luôn cố gắng phấn đấu để đưa cái chữ đến với những đứa trẻ nơi đây. Và sự cố gắng không ngừng nghỉ đó đã không phụ lòng chị. Rồi chị được đề bạt lên làm Hiệu trưởng Trường tiểu học xã Sơn Lâm. Mặc dù công việc trường lớp khá bận rộn, nhưng chị cũng rất chịu thương chịu khó phụ giúp chồng công việc chăn nuôi, đồng áng.

Là huyện miền núi nằm giáp biên giới Lào, Hương Sơn có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng bù lại được thiên nhiên ưu đãi ban tặng khí hậu, thổ nhưỡng và sinh vật phù hợp để nuôi hươu sao. Cũng chính vì vậy mà gia đình chị cũng như một số người dân nơi đây đã đi lên từ nghề này.

Ngày lập gia đình, đến khi ra ở riêng, anh chị được ông bà cho cặp hươu để làm vốn. Cũng từ đó, anh chị nối nghiệp ông cha. Những chú hươu lớn lên, sinh thêm những hươu con mới. Do điều kiện lúc đó còn khó khăn, anh chị chỉ để nuôi từ 5 - 7 con. Nghề nuôi hươu cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm, giá cả bấp bênh, có nhiều người dân đã phải bỏ nghề. Thế nhưng, gia đình chị Hương vẫn quyết bám trụ và vượt qua khó khăn, không chỉ dừng lại ở quy mô nuôi nhỏ lẻ.

Năm 2012, huyện Hương Sơn ra Nghị quyết 02 về phát triển chăn nuôi, với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển, gia đình chị đã chớp lấy cơ hội và kêu gọi các hộ chăn nuôi hươu trong xã thành lập Hợp tác xã nhung hươu để tạo điều kiện hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm giữa các hộ, cùng nhau phát triển cũng như tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm quê hương mình.

Thời gian đầu, công việc chăn nuôi hươu chủ yếu là chồng chị làm và thuê thêm nhân công lao động tại địa phương theo thời vụ, chị Hương chỉ phụ giúp mỗi khi rảnh rỗi. Thế nhưng, lâu dần cũng thành quen, hằng ngày, đi trường về là chị lại ra ngắm những chú hươu đang lớn lên từng ngày, cùng chồng chăm sóc chúng và chị đã yêu cái nghề này từ khi nào không biết.

“Hằng ngày, được nhìn những đứa trẻ học bài, chơi đùa với những ánh mắt ngây thơ ở trường cũng như được chăm sóc, ngắm nhìn những chú hươu mỗi khi về tới nhà thật sự là niềm vui, động lực sống của tôi hàng ngày. Cứ hễ về đến nhà, việc đầu tiên là phải xắn tay đi một vòng để kiểm tra đàn hươu xem chúng có khỏe không, đói hay no, xong xuôi mới làm gì thì làm”- chị Hương vui vẻ trò chuyện.

Chị Lê Thị Hương đang chăm sóc đàn hươu của gia đình.

 

Hiện nay, gia đình chị nuôi gần 70 con hươu, ngoài ra số hươu giống cũng dao động từ 20 - 30 con. Mỗi năm, anh chị cắt được khoảng 14 – 16 kg nhung hươu, cộng thêm tiền bán hươu giống, các sản phẩm chế xuất từ nhung hươu đã cho gia đình chị thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Khi đã có được chút vốn liếng, cộng thêm bản tính ham học hỏi, sự sáng tạo, nhạy bén trong công việc mà chị đã bàn với chồng và các thành viên trong HTX mở rộng quy mô và hình thành hướng phát triển mới. Đó là tạo ra các sản phẩm đa dạng từ nhung hươu bằng cách đầu tư thêm cơ sở sản xuất chế biến, bảo quản nhung hươu với nhiều loại máy móc hiện đại và lấy tên cơ sở là Nhung hươu Hương Luật. Ý tưởng đó đã được thực hiện và đến nay đã cho kết quả ngoài mong đợi. Rất nhiều sản phẩm được làm từ nhung hươu của HTX như: nhung hươu tươi, nhung hươu tươi và khô thái lát, bột nhung hươu, rượu nhung hươu,... đã khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người biết đến. Cuối năm 2019, sản phẩm từ nhung hươu của gia đình chị được chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao của tỉnh Hà Tĩnh.

Chị Lê Thị Hương (ở giữa, áo hoa) chụp ảnh kỷ niệm trong cuộc thi đánh giá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đợt 2 năm 2019.

 

Ông Nguyễn Quang Thọ, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết: “Hươu từ lâu đã trở thành vật nuôi chủ lực của huyện Hương Sơn và xã Sơn Lâm được xem là cái “nôi” của nghề nuôi hươu lấy nhung, quy tụ nhiều mô hình nhất nhì huyện. Để có được thương hiệu về nhung hươu cũng như các sản phẩm tạo ra từ nhung hươu, chính quyền địa phương cũng như bà con nơi đây luôn ghi nhận những công sức và sự sáng tạo trong cách làm của gia đình chị Lê Thị Hương. Chị là người phụ nữ tháo vát, nhạy bén, đi đầu trong việc tạo ra thương hiệu nhung hươu của vùng đất này. Chính quyền sẽ luôn đồng hành, tạo điều kiện để cùng bà con nơi đây yên tâm phát triển kinh tế từ sản phẩm chủ lực này”./.

Nguyễn Hoàn

http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 225


Hôm nayHôm nay : 24985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 458962

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 69106578