08:58 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Nói thật” với người tiêu dùng về tên gọi sữa tiệt trùng

Thứ năm - 17/08/2017 22:56
Bộ Y tế vừa công bố Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng sửa đổi, trong đó sẽ bãi bỏ khái niệm “sữa tiệt trùng”. QCVN này sẽ có hiệu lực từ tháng 3/2018. Tới thời điểm đó, trên kệ sữa sẽ có những sản phẩm ghi nhãn “sữa hoàn nguyên”, “sữa hỗn hợp” như một lời nói thật với người tiêu dùng về nguyên liệu đầu vào của sản phẩm.

Hé lộ nguyên nhân "sữa hoàn nguyên" mang tên "sữa tiệt trùng"

 Trước nay, việc phân loại sữa dạng lỏng được áp dụng theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng do Bộ Y tế ban hành năm 2010 (QCVN 5-1: 2010/BYT), với 7 loại: sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng, sữa cô đặc và sữa cô đặc có bổ sung chất béo thực vật. Trong số này, khái niệm sữa tiệt trùng vẫn được nhiều người hiểu nhầm là sữa tươi.

Tuy nhiên, theo Codex, quốc tế không có định nghĩa “sữa tiệt trùng” mà chỉ có khái niệm “sữa hoàn nguyên”, “sữa hỗn hợp”. Tuy nhiên, do xuất phát từ lo lắng dùng từ Hán Việt “hoàn nguyên” người tiêu dùng sẽ không hiểu và từ đó e ngại không mua sản phẩm nên từ năm 2010, các chuyên gia soạn thảo QCVN 5-1:2010/BYT đã dùng khái niệm “sữa tiệt trùng”.

Quy trình xử lý nhiệt sữa nguyên liệu để có những dạng sữa với tên gọi sữa bột, sữa tiệt trùng, thanh trùng, hoàn nguyên...
Quy trình xử lý nhiệt sữa nguyên liệu để có những dạng sữa với tên gọi sữa bột, sữa tiệt trùng, thanh trùng, hoàn nguyên...

Đây cũng là cách gọi gây tranh cãi rất nhiều năm qua. Một bên cho rằng tên gọi này không phản ánh đúng bản chất của sản phẩm là sữa hoàn nguyên/pha lại, khiến người dùng lầm tưởng là sữa tươi. Còn một bên cho rằng “sữa tiệt trùng đúng là tiệt trùng thật, chúng tôi có dùng chữ tươi đâu mà sợ hiểu nhầm”.

Ông Trần Hùng, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ phụ trách ngành sữa, Bộ Công Thương bày tỏ: “Doanh nghiệp vì lợi nhuận đang lừa dối người tiêu dùng bằng từ "sữa tiệt trùng". Con bò nói là con bò, dùng sữa bột pha chế lại, gọi lịch sự là "sữa hoàn nguyên", chứ nói thẳng ra bản chất của nó là "sữa pha lại". Nếu anh sợ chữ pha lại người ta tưởng là cơm nguội, cơm thiu thì dùng chữ hoàn nguyên nhưng cần giải thích cho rõ sữa hoàn nguyên là sữa bột nhập về pha lại, chứ không thì có thể đưa vào gian lận thương mại”.

Đồng quan điểm với ông Trần Hùng, bà Thái Hương, chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH chia sẻ: “Từ năm 2010 đến nay, tôi liên tục gửi văn bản lên Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công thương về tên gọi sữa tiệt trùng khiến người ta nhầm lẫn. Phải hành động ngay để bảo vệ người tiêu dùng. Từ trước đến giờ từ "sữa tiệt trùng" bị lạm dụng khá nhiều vì biết rằng người tiêu dùng thích sữa tươi nên ghi sữa tiệt trùng người tiêu dùng tưởng là sữa tươi. Đã đến lúc chúng ta phải trả lại cái tên đúng bản chất sữa trong quy chuẩn mới. Ban hành quy chuẩn mới, ta thấy ngay được cái lợi thứ nhất cho người tiêu dùng, cái lợi thứ hai là kích thích sản xuất trong nước nhờ minh bạch thị trường, các doanh nghiệp sữa được cạnh tranh bình đẳng hơn”.

Sau một thời gian dài tranh cãi, việc bãi bỏ khái niệm “sữa tiệt trùng” để thay bằng hai khái niệm “sữa hoàn nguyên” và “sữa hỗn hợp” đã được Bộ Y tế chốt lại bằng QCVN 5:1-2017/BYT.

"Trả lại tên cho em" và hơn thế nữa

Cùng với việc trả lại tên đúng bản chất cho sữa hoàn nguyên, nhiều chuyên gia cho rằng cũng cần ghi rõ các thành phần sữa trên bao bì.

Bà Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết, khi tư vấn cho người tiêu dùng, bà thường nhận được câu hỏi: sữa tiệt trùng có phải sữa tươi không, muốn chọn cho con loại sữa tốt nhất thì nên chọn loại nào?  Theo bà Hợp, QCVN sửa đổi sẽ giúp người tiêu dùng trả lời được câu hỏi thứ nhất. Còn câu hỏi thứ 2, theo đại diện này, bao bì sữa phải rõ từng thành phần dinh dưỡng để người dùng nhìn vào có thể biết ngay sản phẩm có tốt và phù hợp hay không.

Một chuyên gia của  Hội Kĩ thuật An toàn thực phẩm cũng mong muốn ghi rõ % các thành phần sữa trên bao bì để khách hàng hiểu rõ sản phẩm mình dùng.

Về việc sửa đổi tên gọi, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, QCVN phải  thể hiện đúng bản chất nguyên liệu, đúng theo tinh thần khoa học, thông lệ quốc tế. Thứ trưởng cũng giải thích thêm, trước kia chưa có biện pháp kĩ thuật kiểm tra phân biệt sữa tươi và sữa hoàn nguyên nên rất khó để giám sát. Tuy nhiên, hiện tại, đã có lời giải cho bài toán khó này.   

Ông Cường khẳng định,  Bộ Y tế sẽ dành thời gian phù hợp để doanh nghiệp chuẩn bị cho việc chuyển đổi. Cụ thể, QCVN đã ban hành nhưng tới tháng 3/2018 mới có hiệu lực, hoàn toàn đủ thời gian cho các DN thay bao bì mới.

Theo QCVN 5:1-2017/BYT của Bộ Y tế, sữa dạng lỏng được phân thành các loại sau:

Nhóm sữa tươi gồm: sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng; sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng.

Nhóm sữa tiệt trùng cũ gồm: sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng (sử dụng nguyên liệu 100% là sữa bột) và sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng (pha hỗn hợp giữa sữa bột, sữa tươi và các chế phẩm khác từ sữa).

Cách gọi tên mới này giúp người tiêu dùng hiểu được bản chất thực của từng loại sữa, tránh nhầm tưởng các loại sữa dạng lỏng đều là sữa tươi.
P.V
http://baodautu.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 44995

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1058709

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60067032