02:01 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rào Tre đang muốn “bứt phá”

Thứ sáu - 13/04/2012 02:09
Sau 11 năm BĐBP trực tiếp tham gia bảo tồn và phát triển, đến nay, bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có 31 hộ với 124 nhân khẩu đang từng bước ổn định. Tuy nhiên, đồng bào Chứt không muốn dừng lại ở đó. Họ có khát vọng vươn lên làm giàu, hoàn toàn tự chủ cuộc sống. Nhưng để làm được điều đó, Rào Tre còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển diện tích đất trồng, vật nuôi... Từ những khó khăn đó, BĐBP Hà Tĩnh đang “ấp ủ” nhiều dự định giúp đồng bào Chứt xây dựng cuộc sống mới.

Vươn lên tự chủ

Qua một quá trình tiếp cận kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi và quan trọng là đã bước đầu chủ động trong tổ chức cuộc sống, đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Chứt đã có bước phát triển vượt bậc. Tổng đàn trâu, bò của bản hiện đã lên tới gần 40 con, trong đó nhiều hộ đã có 4 - 5 con. 60% hộ dân trong bản có ti vi, 50% hộ có xe máy. Bà con đã biết sử dụng nguồn vốn để đầu tư mua sắm nông cụ, phân bón phục vụ sản xuất, phát triển đàn gia súc, gia cầm của gia đình... Kinh tế ổn định, người Chứt bắt đầu chú trọng đến việc học tập của con em trong bản. Tuy phải vượt chặng đường 4 - 5km, nhưng 100% trẻ em đến độ tuổi đi học đều được tới trường. Bản có 47 học sinh các bậc học, trong đó, 2 em theo học tại trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội.

Theo ông Hồ Kính, Trưởng bản Rào Tre: Sau nhiều năm được BĐBP dạy chữ, hướng dẫn cách trồng lúa nước, nuôi gia súc, gia cầm, đời sống kinh tế, văn hóa của Rào Tre đã có bước khởi sắc. Nhưng vài năm gần đây, tình hình kinh tế, xã hội của bản đang có phần chững lại. Bà con mong muốn chính quyền địa phương cấp thêm đất sản xuất và được giao đất, giao rừng để phát triển kinh tế vườn, rừng. Mục tiêu là bà con Rào Tre tự chủ được hoàn toàn lương thực, thực phẩm, không phụ thuộc vào trợ cấp của Nhà nước, từng bước vươn lên làm giàu.

 
 
Cánh đồng lúa 1,8ha không cấp đủ lương thực cho bà con Rào Tre.

 

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Võ Hồng Hải, Đồn trưởng Đồn BP Bản Giàng cho biết: “Đơn vị chúng tôi hiểu được mong muốn của bà con nên đã tham mưu cho các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh và huyện Hương Khê, nghiên cứu, tiến tới giao đất, giao rừng cho đồng bào Chứt phát triển các dự án trồng rừng, đưa cây cao su vào phủ xanh đất trống, đồi trọc nhằm giúp bà con nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu”.

Cần sự chung tay

Cũng theo Trung tá Võ Hồng Hải, ngoài việc mở rộng đất canh tác, việc phát triển dân số ở Rào Tre cũng đang là vấn đề cấp thiết. Trong những năm gần đây, số hộ vẫn nằm ở con số 31, bởi đồng bào dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh chỉ có duy nhất ở Rào Tre. Nếu để tình trạng kết hôn cận huyết thống, thì hậu quả sẽ làm mai một nòi giống và đẩy lùi chất lượng dân số, ảnh hưởng đến việc bảo tồn tộc người Chứt. Để giải quyết vấn đề này, Đồn BP Bản Giàng đã có sự phối hợp với Đồn BP Ra Mai và Đồn BP Cà Xèng (BĐBP Quảng Bình) để “làm mối” cho thanh niên dân tộc Chứt. Tuy nhiên, do tập quán của bà con không muốn đi lấy chồng, lấy vợ xa nên vấn đề này hiện vẫn gặp khó khăn.

Về đảm bảo cuộc sống, cánh đồng 1,8ha không thể cung cấp đủ lương thực cho bà con trong một năm. Đại tá Nguyễn Trọng Thường, Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Tĩnh chia sẻ: Nhằm đáp ứng nhu cầu của bà con dân tộc Chứt, cần sự chung tay của các cơ quan chức năng từ tỉnh đến huyện để có kế hoạch giãn dân, tái định cư, mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển cơ sở hạ tầng, giúp dân từng bước đi lên. Theo khảo sát sơ bộ, mỗi hộ dân ở Rào Tre khi giãn dân phải có từ 5 - 6ha đất sản xuất, ngoài ra, còn xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, hệ thống nước sạch... Như vậy, vốn đầu tư cho những hạng mục này phải lên tới hàng chục tỷ đồng nên chắc chắn phải huy động các nguồn lực xã hội hóa. Do đó rất mong các tổ chức, doanh nghiệp cùng chung tay với BĐBP Hà Tĩnh, giúp bà con đồng bào Chứt xóa đói, giảm nghèo bền vững, ngày càng “bay cao”, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn biên giới.
 

Theo bienphong.com.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 230


Hôm nayHôm nay : 27189

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1040903

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60049226