17:20 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hướng dẫn Nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gỡ nút thắt trong phát triển Tam nông - Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị định 41 và bước đầu triển khai Nghị định 55

Thứ ba - 09/02/2016 02:40
. Sau 5 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ (Nghị định 41) đã góp phần thay đổi đáng kế diện mạo nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tích cực, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của nông dân.

 Thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Agribank đã góp phần củng cố vị trí chủ lực trên thị trường nông nghiệp, nông thôn, qua đó tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành và chính quyền các cấp trong lĩnh vực đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn nói riêng và trong hoạt động ngân hàng nói chung.
Hiệu quả từ thực tế

Sau 5 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ, Agribank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của đất nước, đẩy mạnh tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông nghiệp, nông thôn và góp phần xã hội hóa ngân hàng trong thời gian qua.

 

 

Để triển khai nghị định 41 có hiệu quả, Agribank đã xây dựng quy trình cho vay, hồ sơ thủ tục đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân đơn giản nhất, tiết kiệm chi phí, giúp người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay. Agribank đã chỉ đạo các chi nhánh trong hệ thống khảo sát nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, nắm bắt nhu cầu về vốn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tham mưu với chính quyền địa phương các cấp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định 41.

 

Trang trại của ông Phùng Văn Kiêm ở xóm 5, xã Giao Hà (Giao Thủy, Nam Định) rộng 10ha, trong đó 6,4ha đất được phủ kín bởi màu xanh của hàng ngàn cây cây cảnh có kiểu dáng, các thế cây khác nhau.  Mỗi ngày trang trại cung cấp cho các công trình lớn nhỏ nhiều loại cây xanh, cây cảnh với giá từ 200.000-300.000 đồng/cây nhỏ, 5-7 triệu đồng/cây to. Diện tích mặt nước là 3,59ha, ông Kiêm thả các loại cá chép viện, cá trắm, cá vược, mỗi đợt cuối năm ông xuất hàng chục tấn cá với giá bán 100.000-200.000 đồng/kg. Giá trị sản xuất hàng năm của gia đình ông ước tính gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ đi chi phí ông thu lãi trên 500 triệu đồng/năm. Ông Kiêm cho biết: “Những ngày đầu tiên, tôi thuê 10ha đất làm kinh tế, ai cũng nói tôi bị hâm mới đổ tiền của hơn 10 tỷ đồng vào khu đất trũng cấy lúa không được, nếu có cho không cũng chẳng ai thèm làm. Vốn sẵn có không đủ, tôi làm hồ sơ vay thêm từ Agribank để san đất, mua cây giống nhỏ, nâng cấp vườn để chống ngập mới được cơ ngơi tiền tỷ như hôm nay”.

 

Ông Phạm Văn Chiên ở thôn Tân Châu, xã Giao Châu (Giao Thủy) vay của Agribank 500 triệu đồng để đầu tư cho cơ sở chế biến nước mắm. Vừa mới đây, ông lại vay thêm ngân hàng để có vốn nhập hơn 80 tấn tôm mới làm mắm.Ngân hàng tin tưởng cho vay nhanh nên công việc sản xuất vẫn đúng tiến độ.Nghề mắm của gia đình ông được hơn 20 năm thì cũng từng đó năm vay vốn của Agribank.

 

Tính đến 31/12/2015 tổng nguồn vốn huy động của Agribank là 804.259 tỷ tăng 16,5% so với cuối năm 2014, vượt mức kế hoạch; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 626.357 tỷ đồng, tăng 72.804 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 13,15% so với 31/12/2014, dư nợ nông nghiệp nông thôn đạt 444.660 tỷ đồng, tăng 33.365 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 71%/dư nợ cho vay nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng 8,11% so với 31/12/2014, đặc biệt là cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 (bao gồm cả dư nợ cho vay theo Nghị định 41) đạt 227.394 tỷ đồng, tăng 46.307 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 25,57% so với 31/12/2014, tăng 46.441 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 25,66% so với 31/7/2015. Trong đó dư nợ tín dụng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp: 10.316 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,54%/dư nợ cho vay theo Nghị định 55, số khách hàng dư nợ: 132.340 khách hàng.

 

Đi đôi với việc đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, chất lượng tín dụng được kiểm soát, nợ xấu cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 đến 31/12/2015 là 2.007 tỷ đồng, giảm 1.182 tỷ đồng so với 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu là 0,88%,  giảm 0,88% so với 31/12/2014, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu nông nghiệp, nông thôn và nợ xấu cho vay nền kinh tế (nợ xấu nông nghiệp nông thôn là 1,08%, nợ xấu cho vay nền kinh tế là 2,22%).

 

Sau 5 năm triển khai, dư nợ cho vay theo Nghị định 41 đạt 181.514 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 2.016.348 khách hàng, Agribank đã góp phần đưa dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 426.022 tỷ đồng, tăng so với thời điểm 30/6/2010 (khi bắt đầu triển khai cho vay theo NĐ 41) là 184.979 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay theo 3 trọng điểm là cho vay xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ các huyện nghèo theo NQ 30a và hỗ trợ nhằm tổn thất trong nông nghiệp. Được áp dụng thí điểm từ năm 2010 với 11 xã cho vay xây dựng nông thôn mới, đến 30/6/2015, Agribank đã triển khai nhân rộng đến 8.985 xã trong cả nước, dư nợ đến 30/6/2015 là 233.841 tỷ đồng, toàn bộ số dư nợ này nằm trong dư nợ nông nghiệp, nông thôn. Đối với cho vay hỗ trợ 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ đến nay dư nợ của Agribank cho lĩnh vực này là 2.324 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 54.947 khách hàng. Cùng với đó là việc thực hiện cho vay theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010, quyết định 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2012 và quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, Agribank đã hỗ trợ cho vay 14.079 khách hàng với doanh số cho vay là 3.279 tỷ đồng, số lãi hỗ trợ 278 tỷ đồng, đến nay số khách hàng còn dư nợ là 10.216khách hàng, dư nợ 2.685tỷ đồng.

 

Những hiệu quả từ việc triển khai Nghị định 41 mang lại đối với phát triển nông nghiệp nông thôn là không thể phủ nhận.Tuy nhiên, qua thực tế triển khai đã bộc lộ một số bất cập.Thực tế rất ít các TCTD tham gia, chủ yếu Agribank vẫn chiếm thị phần lớn trên địa bàn. Nguồn vốn theo quy định của Nghị định nhiều nhưng thực tế chỉ dựa vào nguồn vốn huy động của Ngân hàng, mà với nguồn vốn huy động thì lãi suất cạnh tranh do vậy nguồn huy động lãi suất rẻ còn rất hạn chế. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP đang vấp phải nhiều khó khăn về cơ chế chính sách của Nhà nước, của các Bộ ngành liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Cụ thể, đối tượng còn bị bó hẹp, chỉ ở phạm vi các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Hơn nữa, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất ở nông thôn, giấy chứng nhận trang trại cho các chủ trại còn quá chậm.Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Hòa - Giám đốc Agribank Đông Anh thẳng thắn cho biết, qua thực tế triển khai đã bộc lộ một số bất cập. Đơn cử như việc quy định đối tượng cho vay thuộc Nghị định 41 không bao gồm khách hàng ở khu vực thị trấn, thị xã, phường, dù mục đích vay vốn cũng nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Điều này khiến những đối tượng khách hàng này không được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp. Hoặc các chủ trang trại có nhu cầu vay theo Nghị định 41 nhưng không được tiếp cận vốn vay, do chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại…  

 

Ngoài ra, mức cho vay không có bảo đảm tài sản còn thấp. Nghị định 41 mới chỉ quy định không thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong khi đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, mang tính tự phát cao. Việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất chưa nhiều, mô hình sản xuất công nghệ cao, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị còn quá ít và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn yếu. Mặt khác, quy hoạch sản xuất, quản lý thị trường không tốt.Môi trường sản xuất ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng; thị trường nông sản hàng hóa bấp bênh, giá cả đầu ra không ổn định, tình trạng "được mùa rớt giá" xảy ra thường xuyên ở hầu hết các mặt hàng nông, thủy hải sản nên ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh, dẫn đến thu hồi vốn chậm là những trở ngại đối với việc đầu tư tín dụng.

 

Bên cạnh đó, việc tổ chức quán triệt và tuyên truyền về NĐ 41/NĐ-CP tại các địa phương và các cơ quan chức năng các cấp chưa được thực hiện một cách quyết liệt và sâu rộng.Hợp tác xã, tổ hợp tác còn non yếu, chưa làm tốt vai trò liên kết, hỗ trợ kinh tế hộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn. Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao. Dịch vụ hỗ trợ, giao thông nông thôn còn hạn chế. Việc phối hợp các ngành, các cấp, các đơn vị chức năng trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng kéo dài, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho Ngân hàng còn rất nhiều khó khăn. Về chương trình phối hợp giữa các hội, tổ vay vốn của các cấp hội tuy đã được củng cố, song do cán bộ Hội thường thay đổi theo nhiệm kỳ nên chất lượng hoạt động chưa đều. Một số nơi hoạt động của tổ vay vốn còn yếu, lúng túng, thiếu chủ động trong quá trình thực hiện…  

 

Trợ lực phát triển Tam nông

 

Để hạn chế những bất cập trong Nghị định 41, nhất là đòi hỏi một sự thay đổi tất yếu do yêu cầu thực tế trong cho vay nông nghiệp, nông thôn, ngày 09/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP; Nghị định 55 cơ bản đã khắc phục được hầu hết những vướng mắc, hạn chế của Nghị định 41 và có nhiều điểm mới, phù hợp với xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, thúc đẩy sản xuất phát triển, bứt phá kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 

Nghị định 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/7/2015, được áp dụng thay thế Nghị định 41, với những điểm mới tích cực hơn, mở ra nhiều thuận lợi hơn cho người vay vốn.

 

Anh Nguyễn Văn Đồng ngụ ấp Long Hưng 1, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, bộc bạch vay 1,2 tỷ đồng từ Agribank để đầu tư 2,2ha quýt hồng của gia đình. Hiện nay với khoảng 1,5ha đang cho trái, anh xử lý trái vụ, đến tháng 2 năm sau có thể xuất bán ước tính giá khoảng 32.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì có thể thu lãi đạt khoảng 1,2 tỷ đồng”. Cũng vay vốn của Agribank, ông Mai Thanh Hùng ngụ phường 3, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: “Nhờ đồng vốn vay kịp thời từ Agribank với số vốn 2,9 tỷ đồng gia đình tôi ổn định đầu tư lâu dài và có kế hoạch sản xuất cụ thể. Với 23.000m2 diện tích mặt nước của 2 ao cá sặc rằn, với gián bán ra khoảng 62.000 đồng/kg, lãi khoảng 2 tỷ đồng/năm. Chi phí thức ăn chiếm khoảng 90% tổng chi phí nuôi, chính vì vậy khi tiếp cận được nguồn vốn vay từ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn là điệu kiện thuận lợi cho nông dân”.

 

Đánh giá về hiệu quả của chính sách cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của Agribank theo Nghị định 41 và hiện nay là áp dụng theo Nghị định 55, ông Hồ Văn Út - Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Trecho biết: “Từ năm 2010 khi triển khai Nghị định 41, rồi bây giờ đến Nghị định 55 thì hướng cho vay mang tính mở rộng hơn, nguồn vốn người dân tiếp cận dễ dàng và nhiều hơn, thuận lợi cho việc đầu tư vào sản xuất. Thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng Agribank cũng rất nhiệt tình, bên cạnh đó công tác thẩm định cho vay cũng được thực hiện rất kỹ, chủ động và có trách nhiệm”.

 

Nghị định 55 đi vào cuộc sống với nhiều cơ chế mới thông thoáng và thiết thực hơn, như bổ sung đối tượng vay vốn, không chỉ người nông dân mà bản thân những người làm ngân hàng cũng mừng khi Nghị định 55 ra đời với những sửa đổi rất quan trọng, nhất là hạn mức cho vay không có tài sản thế chấp, là những tâm tư rất chân thành của ông Nguyễn Hữu Hòa- Giám đốc Agribank Đông Anh. Cụ thể như trước đây, hạn mức cho vay tối đa không có tài sản đảm bảo theo quy định tại Nghị định 41 là từ 50 - 500 triệu đồng, tùy thuộc đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại. Nhưng với quy định mới, mức cho vay được nâng lên đáng kể.“Cũng từng ấy thủ tục nhưng số tiền được vay gấp đôi.Chúng tôi cảm thấy ấm lòng hơn khi giúp đỡ được bà con nông dân nhiều hơn”, ông Hòa bộc bạch.Đồng thời, những kết quả đạt được khi triển khai Nghị định 41 cũng là tiền đề quan trọng giúp Agribank Đông Anh triển khai Nghị định 55 một cách hiệu quả nhất, giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn huyện.  

 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 55 vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Qua thực tế tại Agribank Bến Tre cho thấy, khi triển khai xuống các địa phương về việc cho vay tín chấp, trong Nghị định 55 quy định người vay không có đảm bảo phải giao sổ đỏ cho tổ chức tín dụng giữ, để hộ vay không được vay ở một tổ chức tín dụng khác, nhưng người dân và chính quyền địa phương lại hiểu giữ sổ đỏ có nghĩa là thế chấp. Theo ông Nguyễn Văn Ton - Phó Giám đốc Agribank Bến Tre, khó khăn của chi nhánh khi triển khai là căn cứ quy định của NĐ 55, tại tỉnh Bến tre, tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 95%/tổng dư nợ cho vay, lãi suất cho vay thấp nhất. Trong khi đó nguồn vốn để cho vay chủ yếu là nguồn vốn chi nhánh huy động tại địa phương lãi suất cao, chưa có nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước để thực hiện cho vay lĩnh vực này.

 

Cũng tại Agribank huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, theo quy định của NĐ55, người vay không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản nhưng trên thực tế đến nay vẫn còn một số UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn thực hiện thu lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản. Vì vậy, chưa tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn đối với khách hàng theo tinh thần Nghị định đã ban hành.

Tại Chi nhánh Agribank tỉnh Đồng Tháp, đến nay việc cho vay theo NĐ55 ở dạng không thế chấp chỉ mới đạt khoảng 20 tỷ đồng vì đối tượng đảm bảo điều kiện cho vay không có tài sản đảm bảo còn ít. “Đối với các hợp tác xã thì vốn điều lệ rất ít, trình độ quản lý còn thấp nên dẫn đến hạn chế cho Ngân hàng đầu tư vốn” - ông Châu Văn Út - Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp thông tin thêm.

 

Ngoài ra, việc cho vay không có thế chấp bằng tài sản đối với khách hàng là hợp tác xã, chủ trang trại rất khó thực hiện vì vốn tự có của hợp tác xã khó xác định do hạch toán kế toán tại các đơn vị này chỉ là hình thức, năng lực quản lý hạn chế, thiếu các dự án hiệu quả, khả thi.

 

Với mong muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho bà con nông dân, Agribank khẳng định ngoài sự nỗ lực của Ngân hàng, cũng cần có sự hỗ trợ chính sách từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, có thể xem xét có phương án hỗ trợ cho khách hàng vay vốn thuộc đối tượng Nghị định 55 khi gặp khó khăn do yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh để hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp.Bên cạnh đó, các vấn đề thủ tục khác cần được giải quyết đồng bộ. Các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân và giấy chứng nhận trang trại cho chủ các trang trại; thống nhất mẫu giấy xác nhận không có tranh chấp cho các hộ gia đình chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Về phía Ngân hàng, để triển khai hiệu quả Nghị định 55 trong thời gian tới, Agribank tại các địa phương sẽ tiếp tục ký kết chương trình phối hợp với Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ; chỉ đạo các phòng giao dịch chi nhánh trên địa bàn thực hiện tốt các chương trình phối hợp, đồng thời thường xuyên kiểm tra, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả của các tổ vay vốn; động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức hội, các tổ vay vốn, các thành viên Ban quản lý tổ thực hiện tốt chương trình phối hợp…

 

Tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của mình trong đầu tư tín dụng cho nông nghiệp nông thôn trong hệ thống ngân hàng, Agribank đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, thông qua việc ban hành văn bản quy định cho vay đối với khách hàng theo Nghị định 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đã chỉ đạo các chi nhánh trong hệ thống khảo sát, nắm bắt nhu cầu vốn tín dụng theo Nghị định 55 trên phạm vi toàn quốc, Agribank sẽ góp phần trợ lực khơi thông dòng vốn tín dụng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo tuoitrethudo.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 236


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1078732

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60087055