11:39 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Anh Sơn: Nuôi cá lồng thu nhập 15 triệu đồng/tháng

Thứ năm - 18/05/2017 20:49
Tận dụng mặt nước trên sông, hồ đập để phát triển nghề nuôi cá lồng, đang là hướng đi được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện miền núi Anh Sơn áp dụng.

Thăm mô hình nuôi cá lồng của anh Nguyễn Văn Ngọc tại thôn 2, xã Đức Sơn, ấn tượng đầu tiên là hệ thống lồng nuôi được đầu tư quy mô.

Anh Ngọc chia sẻ: Sau khi khảo sát, nhận thấy vùng đập Khe Nậy xã Đức Sơn có điều kiện tốt, lượng nước dồi dào quanh năm, anh quyết định thuê lại toàn bộ để nuôi cá. Theo đó, đầu tư 200 triệu đồng để làm 10 lồng cá với thể tích 750m3, cùng với đó đầu tư hơn 100 triệu đồng mua các loại cá giống như trắm đen, cá leo, cá ngạnh, cá quả...

Để khép kín quy trình chăn nuôi, anh Ngọc nuôi thêm lợn và gà để có nguồn chất thải làm thức ăn cho cá.

1
Mô hình nuôi cá lồng của hộ anh Nguyễn Văn Ngọc tại đập Khe Nậy, xã Đức Sơn được đầu tư quy mô. Ảnh: Huyền Trang

Sau gần một năm nuôi những lồng cá đã bắt đầu cho thu hoạch. Rêng các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá leo, cá ngạnh mỗi tháng anh Ngọc có thu nhập từ 10-15 triệu đồng.

1
Anh Ngọc chủ yếu nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá ngạnh, cá leo. Ảnh: Huyền Trang

Tận dụng lợi thế mặt nước sông Lam, gia đình ông Trần Văn Đường ở thôn 3 xã Thạch Sơn lại làm lồng nuôi cá ngay trên sông. Ông Đường cho biết: Ban đầu gia đình làm lồng bằng gỗ, rồi được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp về nguồn vốn ông đã làm lồng sắt để đảo bảo phát triển việc nuôi cá một cách lâu bền. Hiện nay ông Đường nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ, khi cá đạt trọng lượng từ 3-5 kg ông bắt đầu xuất bán. Từ mô hình nuôi cá lồng không chỉ giúp cho gia đình ông thoát nghèo mà còn cho thu nhập khá.

1
Hiện nay trên địa bàn Anh Sơn có hàng chục hộ nuôi cá lồng trên sông và hồ đập. Ảnh: Huyền Trang

Được biết, ngoài sự nỗ lực từ phía người dân, huyện Anh Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích, cùng với đó hỗ trợ người dân kinh phí làm lồng nuôi theo cơ chế phân vùng. Theo đó vùng 1 sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng, vùng 2 được hỗ  trợ 4 triệu đồng, vùng 3 được hỗ trợ 6 triệu đồng trên một lồng nuôi. Tính trong vòng 5 năm trở lại nay đã hỗ trợ người dân trên 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, để chủ động nguồ cá giống cho người dân, địa phương còn đẩy mạnh công tác ươm cá giống với diện tích 30 ha, sản lượng đạt 50 tấn mỗi năm.

Tính đến nay, toàn huyện Anh Sơn đã có hàng chục hộ nuôi cá lồng trên sông và hồ đập tại các xã Đức Sơn, Thạch Sơn, Tào Sơn, Tam Sơn, góp phần làm tăng sản lượng cá trên địa bàn trong quý I năm 2017 đạt 320 tấn, đạt 20,3% kế hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ. 

                                                                     Huyền Trang/baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 51292

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1065006

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60073329