20:52 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mộc Châu “trở mình” bằng quy trình VietGAP

Chủ nhật - 26/10/2014 01:27
Mô hình chăn nuôi thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) đang mang lại hiệu quả lớn tại vùng chăn nuôi bò sữa Mộc Châu (Sơn La), giúp người dân cải thiện về môi trường, nâng chất lượng nguồn sữa, giúp người nuôi bò thu nhập cao.
Trang trại gia đình anh Dương Văn Nội được nâng cấp khang trang, thoáng đãng

Trang trại gia đình anh Dương Văn Nội được nâng cấp khang trang, thoáng đãng

Thay đổi cách nghĩ

Anh Dương Văn Nội (đơn vị Vườn Đào 2, thị trấn Nông trường, Mộc Châu, Sơn La) cho biết, sau khi dự các lớp tập huấn về làm quy trình chăn nuôi theo Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), và dự các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, gia đình anh đã tập trung 1,2 tỷ đồng đề nâng cấp hệ thống chuồng trại.

“So với trước đây, hệ thống chuồng gần như được nâng cấp cao ráo, rộng, thoáng mát hơn. Hệ thống rãnh thoát nước, hố phân, khu cho bò ăn, nghỉ ngơi cũng được bố trí riêng, mùi hôi đỡ hẳn. Bò con nào cũng có không gian, môi trường sạch sẽ, nên khỏe khoắn, tiết sữa chắc chắn sẽ có chất lượng hơn”, anh Nội nói.

Theo anh Nội, hiện gia đình anh đã nâng quy mô đàn bò lên 50 con, trong đó hơn 20 con đang vắt sữa, cho lượng sữa 5 tạ/ngày, doanh thu bình quân khoảng 180 triệu đồng/tháng, trừ đi các chi phí, anh “đút túi” khoảng 40- 50 triệu đồng/tháng.

Còn anh Đặng Văn Hồng, đơn vị Vườn Đào 1 - hộ nuôi quy mô trên 30 con cũng thấy tấm tắc với “VietGAP”. Theo anh, VietGAP gồm tới 73 tiêu chí. Các chuồng trại phải khử mùi, sử dụng các loại nước rửa thùng, khăn lau vú bò trước và sau khi vắt, sát trùng xô, máy vắt. Chuồng trại phải có rãnh thoát chất thải, không được cho chảy tràn trên mặt chuồng, mỗi hộ đều có sổ ghi chép về lượng sữa hàng ngày, theo dõi phối giống...

“Theo VietGAP được Cty hỗ trợ. Làm tốt, chất lượng, năng suất sữa cao, công ty thưởng lớn, không dại gì mà không theo”, anh Nội nói.

Theo ông Phạm Văn Nhán, Phó Tổng giám đốc Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, dù đã quen nhiều công đoạn, nhưng khi có chứng chỉ VietGAP, quy trình nuôi của các hộ bài bản hơn. Người chăn nuôi bò ý thức được về cách chăm, yêu quý đàn bò, xử lý sạch sẽ từ thức ăn, nước uống, thú y, vệ sinh bò, chuồng trại, môi trường… theo một tiêu chuẩn tốt.

Từ đó, đảm bảo sức khỏe cho cả người nuôi lẫn đàn bò, giúp việc sản xuất sữa có chất lượng, an toàn. Ông Nhán cho biết, hiện toàn bộ hơn 550 hộ chăn nuôi bò của Cty ở Mộc Châu đã được cấp chứng chỉ VietGAP.

Sẽ tiến lên sản xuất sữa hữu cơ

Tại Mộc Châu, nhiều năm trở lại đây, người chăn nuôi bò sữa có quy trình chăn nuôi và sản xuất khép kín đồng bộ. Mọi tiêu chuẩn ở đây đều phải thực hiện rất nghiêm túc theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Ông Phạm Văn Nhán cho biết, các hộ nuôi bố trí khu vắt sữa riêng và toàn đàn được vắt bằng máy. Bò được tắm rửa hai lần/ngày. Trước khi vắt sữa, bầu sữa bò phải được phun rửa sạch để đảm bảo vệ sinh.

Hàng tháng, công ty đều cử một đội ngũ nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra từng hộ chăn nuôi về các điều kiện chăn nuôi, sau đó chấm điểm để đánh giá phân loại từng hộ. Sữa sản xuất ra được thu mua với giá cao, đồng thời được khuyến khích thưởng hàng tháng, hàng quý.

“Quy trình VietGAP là một bước ban đầu thôi, chứ chúng tôi sẽ tiến tới sản xuất sữa hữu cơ. Cùng với quá trình tiến lên đó, Mộc Châu sẽ đầu tư trồng thêm cây xanh, hoa và nhằm bảo vệ môi trường trong lành của Thảo Nguyên. Hơn ai hết chúng tôi và bà con nông dân chăn nuôi bò sữa hiểu rằng nếu mất đi cây chè, con bò sữa và sương mù là mất đi Mộc Châu”.

Ông Trần Công Chiến, TGĐ Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu

Hiện Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu có 18 điểm thu mua sữa tươi đặt gần trại bò của người nuôi, giúp việc mua, kiểm tra chất lượng và đảm bảo sữa được tốt. Tính ra, trung bình cứ 40 hộ chăn nuôi thì có một trung tâm thu mua sữa để bảo đảm được chất lượng sữa và giúp người dân không phải vận chuyển xa.

Sữa sản xuất ra được kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc tế với các chỉ tiêu như: hàm lượng vật chất khô, chất béo, tỷ lệ vi sinh... Tất cả số sữa thu mua từ các hộ chăn nuôi sẽ được vận chuyển về nhà máy bằng xe chuyên dụng.

Theo ông Trần Công Chiến, Tổng Giám đốc Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, VietGAP là một bước ban đầu, Cty sẽ tiến tới sản xuất sữa hữu cơ. Để phục vụ cho việc mở rộng đàn bò và nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò sữa, Mộc Châu đầu tư nhà máy thức ăn hỗn hợp dinh dưỡng cao TMR.

Loại thức ăn phối trộn này có thể tạo ra những khẩu phần ăn tốt nhất cho con bò ở từng giai đoạn, đặc biệt có sử dụng cỏ Alfafa nhập khẩu từ Mỹ. Đàn bò tại Mộc Châu là giống bò HF thuần chủng được phối giống tinh bò đực ngoại nhập khẩu thuần chủng với các đặc tính ưu việt và chất lượng cao, do đó cho ra dòng sữa chất lượng cao.

theo tienphong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 190

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 43306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1025581

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60033904