06:26 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nuôi đà điểu giữa trung tâm thành phố

Thứ sáu - 05/09/2014 23:11
Sau khi tình cờ xem tivi thấy giới thiệu mô hình nuôi đà điểu ở nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa…đều đem lại hiệu quả cao, ông Lê Văn Lượng tổ 6 phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình (Hòa Bình), đã mạnh dạn đưa giống đà điểu về nuôi thử nghiệm ngay giữa trung tâm thành phố.

 

Ông Lê Văn Lượng chăm sóc đà điểu của gia đình mình

Ông Lê Văn Lượng chăm sóc đà điểu của gia đình mình

 

Đầu năm 2012, ông Lượng đã tìm đến trại đà điểu Thiên Lan thuộc huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa để bắt con giống với giá 5 triệu đồng/1 đôi. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nuôi nên khi bắt giống về nhiều lần ông phải trở lại trang trại để học hỏi về cách chăm sóc, phòng bệnh…để áp dụng chăn nuôi tại gia đình. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên đà điểu của ông Lượng phát triển mạnh khỏe, lớn nhanh. Nhận thấy giống đà điểu này thích nghi tốt với mọi môi trường nên chỉ vài tháng sau ông lại đầu tư mua thêm 1 cặp nữa, đến giờ gia đình ông có 10 con đà điểu.

Dẫn chúng tôi ra thăm khu vực nuôi đà điểu phía sau nhà, chuồng nuôi thiết kế cũng đơn giản chỉ cần những hàng rào cọc tre cao khoảng 1,5 – 2m vây xung quanh và một khu chuồng có mái che mưa che nắng. Quan trọng là khu bãi chăn thả rộng vì là loài thích chạy nhảy…Đà điểu là loài hoang dã mới được thuần chủng nhưng nhát, khi gặp người lạ hay tiếng động mạnh là chúng hay giật mình chạy toán loạn. Ông Lê Văn Lượng cho biết: “Khi mới bắt về nuôi phải mất một thời gian tôi mới gần gũi và sờ được chúng và khi quen rồi thì mỗi lần ra khu vực chăn thả chúng xúm lại đón chào như những người bạn”.

Nuôi đà điểu không vất vả, thức ăn của chúng là những sản phẩm nông nghiệp như: rau cỏ, cây chuối, cám, ngô…Ông nhận thấy đây là loài dễ nuôi hơn các con vật khác. Bởi đà điểu có sức đề kháng tốt, có thể chịu nắng, chịu rét và hiếm khi bị bệnh nên không bị rủi ro gây thiệt hại về kinh tế. Sau 10 – 12 tháng là cho bán thương phẩm, trọng lượng trung bình mỗi con nặng khoảng 1 tạ đối với con cái và hơn 1 tạ đối với con đực. Đặc biệt, đà điểu là loài ăn dân dã không nuôi thức ăn công nghiệp nên thịt đà điểu đang là món ăn đặc sản có giá cao tại các nhà hàng, khách sạn. Năm 2013, gia đình ông Lượng thịt một con và bán được gần 25 triệu. Thời gian tới ông sẽ xuất bản vài con và đầu tư nuôi thêm đà điểu.

Từ thành công ban đầu, ông Lượng chia sẻ, nuôi đà điểu là hướng đi đúng để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, nuôi đà điểu cần số vốn đầu tư lớn mà không phải hộ gia đình nào cũng có thể nuôi. Dó đó, cần phải có ý trí quyết tâm cao thì mới thực hiện được./.

Theo hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 225

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 37700

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1051414

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60059737