19:57 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới: Những "đầu tàu" ở làng

Thứ hai - 31/03/2014 22:23
Họ có một điểm chung là đều còn trẻ và đều rất tự tin, năng động trên con đường lập thân, lập nghiệp. Có lẽ chính sức trẻ đã giúp họ có được điều đó...

Sinh năm 1983, theo truyền thống gia đình, Hoàng Văn Trung (ở xã Tân Lập, huyện Đầm Hà) khởi nghiệp bằng nghề chài lưới tuyến khơi. Thế nhưng, sau 8 năm đi biển, anh quyết định lên bờ làm ăn…

Phạm Đức Anh đang chuẩn bị cây giống cho vụ keo tới.
Phạm Đức Anh đang chuẩn bị cây giống cho vụ keo tới.

Còn nhớ thời điểm năm 2012-2013, lúc đó những ngư dân khai thác tuyến khơi gặp rất nhiều khó khăn về việc sửa chữa tàu, thuyền cũng như cung ứng xăng dầu v.v.. Là “người trong cuộc”, Trung nghĩ tới việc xây dựng một điểm dịch vụ để phục vụ bà con ngư dân… “Ấy là một nhẽ, nhẽ khác là bởi con cái cũng đã lớn, cần có sự dạy dỗ, giúp chúng học hành, mình không thể cứ biền biệt ngoài biển được!” - Trung tâm sự. Và thế là đầu năm 2013, anh quyết định bán con tàu của mình, cộng với số tiền tích luỹ, mở xưởng sửa chữa cơ khí ngay trên mảnh đất nhỏ của gia đình. Anh dành trên 100 triệu đồng đầu tư một máy chạy đá, còn lại mấy chục triệu đồng thì mua máy móc phục vụ cho sửa chữa tàu thuyền. Anh bảo làm thế là để “lấy ngắn nuôi dài”, công việc cơ khí chủ yếu là mình làm, còn máy chạy đá thì vợ cũng có thể làm được, vừa làm vừa đầu tư dần dần… Do có năng khiếu thợ cơ khí, dần dần xưởng của Trung được nhiều chủ tàu biết, đặc biệt, để thu hút khách hàng, nhiều khi các chủ tàu chưa có tiền trước, anh vẫn sẵn lòng sửa chữa để họ kịp con nước. Vì thế, xưởng của anh ngày càng đông khách hơn. Anh tâm sự, hiện nay công việc của gia đình cũng ổn hơn so với khi đi biển. Cộng cả việc bán đá lạnh với làm cơ khí, cũng được vài ba triệu đồng một ngày. Vào thời vụ thì còn cao hơn.

Hoàng Văn Trung (bên trái) cùng thợ trong xưởng gia công cơ khí.
Hoàng Văn Trung (bên trái) cùng thợ trong xưởng gia công cơ khí.

Ngoài việc chạy đá bán và sửa chữa cơ khí, vợ chồng Trung còn cung cấp nước ngọt cho những người đi biển với giá 10.000 đồng/phi (loại 200 lít). Không chỉ dừng lại đó, anh còn lấy thêm dầu về bán để tăng thêm thu nhập. Anh cho biết, trong thời gian tới sẽ mở rộng thêm nhà xưởng cơ khí, đầu tư thêm máy móc và nhân công để có thể phục vụ nhu cầu của bà con nhiều hơn.

Nói về Hoàng Văn Trung, Phó Bí thư Đoàn xã Tân Lập Lê Văn Hiền cho biết: Xã Tân Lập có trên 80% gia đình làm nghề biển, nên rất cần có những dịch vụ phục vụ nghề ngư tại chỗ để giúp bà con vươn khơi. Và vì thế, việc Trung mạnh dạn mở xưởng cơ khí là rất tốt. Nó không chỉ giúp anh làm giàu chính đáng mà còn đáp ứng nhu cầu của đông đảo bà con ngư dân, giúp giải quyết việc làm cho thanh niên trong xã,  góp phần giảm thiểu tỉ lệ thanh niên xuất khẩu lao động trái phép sang Trung Quốc…

Nếu Trung là “ông chủ trẻ” một xưởng cơ khí tàu thuyền, thì Phạm Đức Anh (sinh năm 1987, tại xã Tân Bình) lại là tấm gương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Với mô hình vườn ươm keo giống, Đức Anh từng đã được nhận Giải thưởng Lương Đình Của vào năm 2013. Đức Anh kể, năm 2009, vườn keo của gia đình anh chỉ có vài vạn keo giống, nhưng trong hơn 4 năm (từ 2009 đến nay), anh đã mở rộng quy mô lên tới 50-60 vạn cây. Lượng khách hàng của anh không chỉ trong phạm vi các huyện miền Đông của tỉnh mà cả các hộ trồng rừng ở Cẩm Phả cũng tìm đến đặt mua. Anh bảo công việc này cũng không quá vất vả, chỉ có điều cần có sự cần mẫn, chịu khó. Người ta thấy Đức Anh suốt ngày, từ sáng đến tối, lúc nào cũng “gắn như keo” với mấy cây keo giống. Khi quy mô vườn ươm được mở rộng, anh thuê thêm nhân công để làm. Anh dự định sẽ đầu tư, mở rộng trồng thêm 100 vạn keo giống, đồng thời trồng thêm cây ăn quả để tận dụng diện tích đất đồi của gia đình. Ngoài vườn ươm, Đức Anh cũng trồng 35ha keo rừng, 3ha chè và nuôi gà thả vườn. Mỗi lứa gà của anh có từ 500-600 con, chủ yếu bán buôn cho các mối hàng ở huyện… Anh Hoàng Văn Hải, Bí thư Đoàn xã Tân Bình, nhận xét: “-Đức Anh là một đoàn viên thanh niên xuất sắc, tham gia nhiều hoạt động trong phong trào Đoàn. Khi làm kinh tế, Đức Anh là lao động chính trong gia đình, rất chăm chỉ và anh cũng rất năng động, chủ động đi tham quan các mô hình kinh tế nông thôn ở nhiều nơi. Mô hình ươm keo giống của Đức Anh không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, mà còn là nơi để thanh niên trong và ngoài huyện đến tham quan, học hỏi...”.

Có thể nói, những thanh niên như Trung, Đức Anh, mỗi người thành công trên một lĩnh vực riêng, nhưng điểm chung của họ chính là sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp họ vươn lên làm giàu chính đáng cho gia đình và cho quê hương mình.

Vân Hải
theo 
baoquangninh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1084267

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60092590