08:18 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cho vay theo phương thức “tay ba” để gỡ khó cho người chăn nuôi

Thứ tư - 15/08/2012 20:13
Thời gian gần đây, giá heo hơi trên thị trường tỉnh Đồng Nai liên tục giảm, hiện chỉ còn 37.000 - 39.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi dở khóc dở mếu vì bán thì lỗ, mà không bán còn lỗ nặng hơn...
 
Công nhân trang trại của ông Hòa đang cho heo ăn.

Nỗi niềm người chăn nuôi

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Sao, chủ trang trại nuôi 50 heo nái và 400 heo thịt ở xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất) cho biết: “Gia đình tôi nuôi heo theo quy mô trang trại hơn 10 năm nay. Tuy trải qua nhiều thăng trầm nhưng chưa khi nào giá heo xuống thấp như lần này. Cùng kỳ năm ngoái, giá heo hơi đạt trên 60.000 đồng/kg, nhưng giờ chỉ còn dưới 40.000 đồng/kg, khiến chúng tôi khốn đốn”.

Trước tình cảnh trên, gia đình bà Sao phải chăn nuôi theo kiểu cầm cự, chờ heo lên giá bằng cách giảm khẩu phần thức ăn hàng ngày, cụ thể là trộn 25% cám viên công nghiệp, 20% cám gạo, còn lại là cám ngô nhằm hạ giá thành sản xuất.

Gia đình ông Lê Xuân Hòa, ngụ ấp Võ Dõng Ba, xã Gia Kiệm (Thống Nhất) đang nuôi 120 heo nái, hơn 1.000 heo con và heo thịt đủ lứa tuổi cũng đang lo sốt vó vì giá heo giảm mạnh. Ông Hòa than thở: “Cứ đà này thì chắc nông dân phải bỏ nghề. Riêng đàn heo của gia đình tôi, mỗi ngày ngốn hết 16 triệu đồng tiền cám (cám trộn bắp, cám gạo) nhưng với giá bán như hiện nay, chúng tôi không thu được đồng lãi nào”.

Hỏi về việc vay vốn ngân hàng để duy trì sản xuất, ông Hòa ngán ngẩm nói: “Thống Nhất có hơn 1.000 trang trại lớn nhỏ thì chỉ có 0,1 – 0,2% trong số này được công nhận đạt tiêu chí trang trại và được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước về lãi suất ngân hàng; số còn lại là những trang trại quy mô hộ gia đình. Do không nằm trong vùng quy hoạch nên chúng tôi không thể tiếp cận chính sách ưu đãi hoặc vay vốn ngân hàng. Đây chính là rào cản không nhỏ đối với người chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn hiện nay”.

Giải pháp nào?

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, trong lúc chờ Nhà nước ban hành gói hỗ trợ giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn thì trước mắt, nông dân vẫn phải tự cứu mình bằng nhiều biện pháp như giảm chi phí sản xuất, tăng cường liên kết với các trang trại để cố gắng duy trì tổng đàn, chờ giá heo nhích lên trong thời gian tới. Chắc chắn dịp cuối năm, nhu cầu thịt heo của thị trường sẽ tăng, kéo theo giá heo hơi sẽ được cải thiện.

Để san sẻ gánh nặng cho người nông dân, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai đã cùng bàn bạc với Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai thống nhất phương án cho vay theo kiểu “tay ba” giữa người chăn nuôi, đại lý cung cấp thức ăn và ngân hàng.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Bá Thành, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh huyện Thống Nhất cho biết: “Không phải đến bây giờ chúng tôi mới tìm cách gỡ khó cho người chăn nuôi mà liên tục trong những năm qua đã thực hiện liên kết với những nông dân có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Mấy năm gần đây, vốn vay dành cho nông nghiệp của đơn vị chiếm tỷ lệ rất cao, riêng vốn đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn đã chiếm hơn 50%”.

“Việc thế chấp tài sản để vay vốn được ngân hàng triển khai đúng quy định, nghĩa là người chăn nuôi phải có tài sản đảm bảo, còn thế chấp hàng nông sản như heo, bò… thì thật sự chưa có tiền lệ, trừ khi đàn heo đó được mua bảo hiểm thì chúng tôi sẵn sàng làm thủ tục giải ngân ngay, nhưng bình quân 1.000 heo cũng chỉ được vay trên dưới 2 tỉ đồng. Hiện, Chi nhánh đã ký cam kết với đại diện Hiệp hội Chăn nuôi, đại lý cung cấp thức ăn cho vay theo kiểu “tay ba”, với phương thức này, cả ba bên đều có lợi. Cụ thể là chúng tôi sẽ kiểm soát được vốn vay, tránh nợ xấu, nợ đọng và tiền được giải ngân đúng mục đích; người chăn nuôi được sử dụng tiền an toàn và hạn chế lãi suất ngân hàng; còn đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi thì bán được sản phẩm, thu nợ gọn. Với phương thức vay này, người chăn nuôi và đại lý cung cấp thức ăn phải mở tài khoản tại ngân hàng; ngân hàng và người chăn nuôi ký nhận nợ tại ngân hàng, tiếp đến, người chăn nuôi tiêu thụ bao nhiêu thức ăn thì ngân hàng sẽ chuyển tiền vào tài khoản cho đại lý cung cấp. Như vậy, đồng vốn chắc chắn sẽ được dùng đúng chỗ, đúng mục đích”, ông Thành nói.

 

Theo tính toán, với giá bán heo như hiện nay, người chăn nuôi bị lỗ từ 500.000-600.000 đồng/con heo có trọng lượng từ 100 - 120kg; nếu để heo càng to, bà con càng lỗ.

Giá heo đứng ở mức trên dưới 44.000 đồng/kg hơi thì người chăn nuôi mới hòa vốn.


Hữu Danh

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 331

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 328


Hôm nayHôm nay : 42731

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1056445

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60064768