11:50 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cúm gia cầm gây ra 34 ổ dịch, người chăn nuôi cần nắm rõ điều gì?

Thứ tư - 26/02/2020 08:27
Dịch cúm gia cầm đến thời điểm này đã xuất hiện tại 10 tỉnh thành, với 34 ổ dịch, hơn 100.000 con gia cầm bị tiêu hủy. Để ngăn chặn và phòng chống bệnh dịch này hiệu quả, Bộ NN&PTNT đã ra công điện đề nghị các địa phương tổ chức, đôn đốc công tác chống dịch, trong đó một trong những giải pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm.

Cả nước tiêu huỷ hơn 100.000 con gia cầm, chưa ghi nhận nhiễm bệnh trên người

Bộ NN&PTNT vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình, công tác phòng chống dịch dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Theo đó, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, cả nước xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm, trong đó 29 ổ dịch cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do A/H5N1.

Tính đến ngày 25/2, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 10 địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Trà Vinh, Thái Bình, Bình Dương, Ninh Bình, Hải Phòng và Hoà Bình), với tổng số gia cầm chết, tiêu hủy là hơn 100.000 con. 

Theo thông tin mới nhất PV Dân Việt ghi nhận được, tại xã Liên Sơn (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã xuất hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 trên đàn gà 5.500 con của một hộ dân. Đây là ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên xảy ra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ đầu năm 2020 đến nay.

 cum gia cam gay ra 34 o dich, nguoi chan nuoi can nam ro dieu gi? hinh anh 1

Người chăn nuôi nên thường xuyên phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi để ngăn dịch bệnh lây lan. Ảnh: I.T

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hòa Bình đã có Văn bản số 127/CCCN&TY-TY ngày 25/2/2020 đề nghị UBND huyện Lương Sơn công bố dịch cúm gia cầm xuất hiện tại xã Liên Sơn. Đồng thời khẩn trương triển khai các biện pháp quyết liệt chống dịch, kịp thời khống chế không để dịch virus cúm A/H5N6 lây lan ra diện rộng. 
Trước đó, tỉnh Quảng Ninh cũng xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm nhưng đến nay đã qua 21 ngày không phát sinh ỏi dịch mới và đã đủ điều kiện công bố hết dịch. Như vậy, đến thời điểm này dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 10 tỉnh, thành phố.

Bộ NN&PTNT cho hay, hàng năm chủng virus cúm gia cầm vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên đàn gia cầm, tuy nhiên đều được phát hiện và kiểm soát kịp thời.

Đến thời điểm này, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do chủng virus cúm A/H5N6, dù trên thế giới đã có 24 trường hợp bị nhiễm bệnh, trong đó có 7 người chết vì cúm A/H5N6, chủ yếu tại Trung Quốc. 

Dự báo, nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể tiếp tục xảy ra trong thời gian tới do mật độ chăn nuôi ở nước ta rất cao, với tổng đàn trên 467 triệu con, diễn biến thời tiết phức tạp, nhiều hộ chăn nuôi kiểu nhỏ lẻ, rải rác, manh mún nên chưa quan tâm tới việc tiêm phòng vaccine cho đàn gia vịt. 

Đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc đề cao các giải pháp phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm càng cần được quan tâm hơn nữa. 

Theo Bộ NN&PTNT trong quý I/2020, lượng vaccine trong kho của các doanh nghiệp có thể cung ứng cho thị trường là khoảng 51 triệu liều. Dự kiến cả năm 2020, tổng số vaccine cúm sản xuất trong nước là 200 triệu liều và nhập khẩu khoảng 300 triệu liều, sẵn sàng cung cấp cho người chăn nuôi để thực hiện tiêm phòng cho đàn gia cầm.

Chủ động tiêm phòng vaccine, kiểm soát chặt 

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, để phòng chống bệnh cúm gia cầm có hiệu quả, một trong những phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là thực hiện tiêm phòng vaccine cúm gia cầm nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm.

 cum gia cam gay ra 34 o dich, nguoi chan nuoi can nam ro dieu gi? hinh anh 2

Chủ động tiêm vaccine phòng chống cúm gia cầm là một trong những giải pháp hiệu quả nhất. Ảnh: I.T

"Trong điều kiện hiện nay, do môi trường ô nhiễm nặng, thời tiết khí hậu phức tạp nên đã chăn nuôi là cần xác định phải chủ động tiêm phòng để chủ động phòng bệnh. Việc tiêm phòng cúm gia cầm bà con cần tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

Lưu ý, khi sử dụng vaccine phải đảm bảo việc bảo quản, liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi tiêm phòng xong cần cho gia cầm ăn uống tốt để nâng cao sức đề kháng, nâng cao hiệu giá kháng thể, tạo miễn dịch tốt cho con vật", ông Sơn nhấn mạnh.

Song song với đó, cần thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi 1-2 lần/tuần) bằng các loại hoá chất (như Chloramin B, Benkocid, Iodine,...), trong quá trình sử dụng các loại thuốc sát trùng nên đổi thuốc sát trùng để tránh hiện tượng nhờn thuốc. Dùng vôi bột rắc xung quanh khu vực chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, khu vực có người qua lại.

Việc dùng vôi bột còn có tác dụng hạn chế và ngăn chặn côn trùng và gia súc qua lại làm lây lan dịch bệnh giữa các chuồng nuôi, các khu vực chăn nuôi. Đây là biện pháp khử trung tiêu độc đơn giản dễ làm nhưng hiệu quả rất cao nên người chăn nuôi nên thực hiện tốt phương pháp này.

 cum gia cam gay ra 34 o dich, nguoi chan nuoi can nam ro dieu gi? hinh anh 3

Thương lái chọn mua gia cầm ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng

Với hệ thống thoát nước thải, theo kinh nghiệm thực tế có thể dùng vôi bột cho vào bao tải để hệ thống nước thải chảy qua cũng là biện pháp rất tốt để khử trùng, tiêu độc ngăn chặn mầm bệnh. Thu gom chất độn chuồng, chất thải chăn nuôi để ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học hoặc xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học nhằm tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Sau mỗi đợt chăn nuôi phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và để trống chuồng 2-3 tuần nhằm phá vỡ vòng luân chuyển của mầm bệnh.

Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện nay những ổ dịch cúm gia cầm mới xuất hiện chủ yếu trên những nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện an toàn sinh học kém. 

Trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, đàn gia cầm lại phát triển mạnh, để phòng chống dịch cúm gia cầm, người dân phải thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng vaccine. Hiện nay, các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đủ vaccine có chất lượng.

"Các ổ dịch bị phát hiện phải tiêu hủy ngay, không được chậm trễ, tuyệt đối không được vứt xác gia cầm chết ra ngoài môi trường vì virus này có thể lây lan sang người, rất nguy hiểm", ông Long nhấn mạnh.

Một giải pháp rất quan trọng nữa, đó là các địa phương sớm kiện toàn lại hệ thống thú y cơ sở. Thực tế phòng chống dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm thời gian qua cho thấy, thiếu hệ thống chân rết thú y cơ sở khiến việc phát hiện dịch, kiểm soát dịch bệnh vô cùng khó khăn, ngay cả tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia cầm ở một số địa phương còn thấp cũng là do thiếu hệ thống thú y cơ sở.

Cách nhận biết, phát hiện sớm về những dấu hiệu của cúm gia cầm

Khi thấy đàn gia cầm có biểu hiện bệnh không bình thường, con vật bỏ ăn, gia cầm chết đột ngột, hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% chỉ trong vài ngày, kèm theo đó là biểu hiện chảy nước mắt, nước dãi, lông xù, uể oải, ít đi lại, đầu gật gù, gục xuống đất; gia cầm khó thở, phù đầu và mặt, mắt đỏ; mào và tích sưng to, da tím tái; da chân xuất huyết tím thành vệt (triệu chứng điển hình).

Ngoài ra, con vật có thể xuất hiện tiêu chảy nặng, phân xanh vàng, với gia cầm sinh sản thấy giảm đẻ.

Thấy những dấu hiệu trên thì người chăn nuôi cần báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: gia cầm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 51815

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1065529

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60073852