13:56 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề "làm bạn với hà bá": Rành chuyện "thủy phủ" hơn cảnh dương gian

Thứ bảy - 10/11/2018 09:21
Trong “bách nghệ” có lẽ nghề thợ lặn được xem là bước đường cùng của dân sông nước. Với họ, cuộc mưu sinh là những tháng ngày ngụp lặn chốn sông sâu tăm tối, đối diện với nguy hiểm khôn lường với mong muốn sẽ có ngày thoát khỏi cái “nghiệp” của mình.

Thư thả nhấp chén trà trưa, chậm rãi mở đầu câu chuyện về “cái nghiệp” của đời mình, ông Trần Văn Đời (ngụ xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) không giấu được sự khắc khổ. Dù được nhiều người biết đến với tài “lặn như rái cá” nhưng Ba Đời chưa bao giờ tự hào vì điều đó, bởi nó chẳng hay ho gì khi tất cả chỉ là cuộc mưu sinh mà những ai trong nghề đều lắc đầu ngao ngán. 

“Người ta nói nghề của tụi tui là “làm bạn với hà bá”. Mà có thiệt! Xuống tới đáy sông sâu vài chục thước nước nên ngoài hà bá thì không có ai ở dưới đó với mình hết. Dưới đó cái gì cũng tối om nên người yếu bóng vía không làm được nghề lao khổ này” - Ba Đời chia sẻ.

 nghe 'lam ban voi ha ba': ranh chuyen 'thuy phu' hon canh duong gian hinh anh 1
Người thợ lặn sống nhờ vào ống hơi như thế này.

Vốn có thâm niên 30 năm trong nghề, Ba Đời không nhớ hết những lần mình đối diện với hiểm nguy nơi đáy sông sâu. Từ thời còn “lặn bộ” (không có ống hơi), Ba Đời đã phải nhiều lần “tím mình tím mẩy” bởi áp lực nước khiến ông không thở được, phải ngoi lên bờ. Rồi bệnh lãng tai hay những di chứng tâm lý trong những lần đụng độ “thủy quái” dưới mấy chục thước nước kia đến bây giờ vẫn còn đầy ăm ắp trong đôi mắt già nua.

Đã ngoài 60 tuổi nhưng Ba Đời không sao “dứt” được cái nghiệp lặn thuê của mình. Ông với mấy anh em nữa trong gia đình cứ bôn ba khắp nơi, ai kêu thì lặn. Sợ nhất là việc lặn vớt thi thể của những người chết đuối.

“Người ta thuê mình lặn tìm đồ đạc hay trục vớt ghe xuồng, tiền công 200.000 - 300.000 đồng/chuyến. Không có ai kêu thì tui lặn dời bè cá thuê cho người ta hay vớt sắt, thép, phế liệu bán kiếm tiền trang trải cuộc sống. Mà ngộ, nước trên mình vừa ráo là hết tiền, lại phải vác đồ nghề đi lặn” - Ba Đời chia sẻ.

“Cái đó thì kinh khủng lắm! Nghe nói tới là nổi da gà nhưng thấy người nhà nạn nhân khóc lóc quá trời nên mình không cầm lòng được. Bình thường xuống nước không sao, chứ tới chuyện đó là thấy “ngộp”, tay chân tê cứng không lặn nổi nhưng vì cái tâm phải ráng. Lắm lần gặp người chết mắc kẹt lâu ngày, tôi nắm tay lôi được lên bờ là muốn xỉu. Có lúc đổ bệnh về nhà nằm li bì mấy ngày không ăn, uống được” - Ba Đời rùng mình.

Hôm chúng tôi đến thăm, Ba Đời đang nằm bệnh do mấy ngày đi lặn liên tục ở TX. Tân Châu và huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ông cho biết, mấy tháng mùa lũ ghe xuồng dễ gặp sự cố nên có thể xem là mùa “làm ăn được nhất” của cánh thợ lặn.

 nghe 'lam ban voi ha ba': ranh chuyen 'thuy phu' hon canh duong gian hinh anh 2

Thợ lặn thường làm việc theo nhóm.

Cũng là thợ lặn như Ba Đời, anh Trần Văn Hóa (ngụ xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) với “ê-kíp” của mình cũng trải qua những nguy hiểm với nghề. Nhóm của anh Hóa có 6 người và anh là “nhóm trưởng” đứng ra nhận việc, thương lượng tiền công với chủ thuê. Thông thường, sẽ có 4 người lặn xuống nước và 2 người trực máy móc, phòng khi sự cố.

“Thợ lặn hay gặp nhất là trường hợp tuột ống hơi hoặc ống hơi kẹt vô gốc cây hay thứ gì đó khiến mình không trồi lên được. Nhiều nơi nước chảy dữ, mình phải đeo thêm sợi xích cho nó đỡ bị trôi nhưng khi “tới chuyện” thì chính nó lại góp phần hại mình. Trên bờ mình bị nạn thì có người này, người kia giúp. Dưới sông sâu tăm tối thì biết kêu ai. Nắm ống hơi giật giật mà người coi máy hơi trên bờ không để ý cũng chết” - anh Hóa thật tình.

Những thợ lặn có thâm niên thường nhìn dòng nước chảy để đoán biết thứ cần trục vớt trôi đến đâu, trôi hướng nào nên sẽ tiết kiệm được thời gian. Với người mới vào nghề, có khi phải lặn đến 2 - 3 ngày vẫn không thấy được thứ cần tìm thì chẳng dám đòi tiền công với chủ thuê. Vậy là, đã cực mà còn phải khổ!

Với những ai “trót làm bạn với hà bá” thì đó là chuyện cùng đường. Có lẽ, cuộc mưu sinh buộc họ phải dấn thân vào những nơi mà nhiều người cả đời không nghĩ đến. Bởi thế, họ rành chuyện “thủy phủ” hơn cảnh “dương gian” mà những lời họ kể cũng chẳng bao nhiêu người hiểu hết, trừ những người cùng là “con cháu của Yết Kiêu”.

Lặn ngụp bao năm mà cuộc sống chỉ vừa đủ nên anh Hóa tâm niệm rằng, sẽ không cho mấy đứa con nối tiếp cái nghề bạc bẽo này. Anh quyết tâm cho con ăn học để mai sau còn kiếm được nghề nào đó “ở trên bờ” mà nhờ tấm thân. Anh Hóa trải lòng: “Thôi thì cái số của mình nó vậy nên phải ráng. Người ta cũng khổ như mình mà vẫn phải sống thì tui cứ tiếp tục đi lặn. Chỉ mong tương lai mấy đứa con sẽ đỡ cực hơn, chứ không mịt mờ, tăm tối như đáy sông, nơi ba nó lần mò kiếm sống”.
Theo Thanh Tiến (Báo An Giang)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070707

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60079030