01:43 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi 25.000 con tôm ở ruộng nhiễm mặn, vì sao lại phải bẻ càng?

Thứ tư - 05/02/2020 09:24
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp vùng chuyển đổi của tỉnh Trà Vinh có bước phát triển khá, đời sống người dân được cải thiện đáng kể do nông dân ý thức và tự giác áp dụng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả. Điển hình như mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bẻ càng của hộ ông Đỗ Văn Bằng ở ấp Cồn Phụng, xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Gia đình ông Đỗ Văn Bằng chuyên sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Qua tìm hiểu đó đây và sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà khoa học, ông đã tận dụng diện tích đất đào ao nuôi tôm càng xanh xen tôm sú. Vụ rồi, gia đình ông thả nuôi trên 50.000 con tôm sú. Sau hơn 4 tháng nuôi, ông thu hoạch tôm sú bán được trên 80 triệu đồng.

 nuoi 25.000 con tom o ruong nhiem man, vi sao lai phai be cang? hinh anh 1

Gia đình ông Bằng thực hiện bẻ càng tôm càng xanh.

Hiện, gia đình thả nuôi trên 25.000 con tôm càng xanh toàn đực trên diện tích 1 ha tại vùng có độ mặn thấp. Trong quá trình sản xuất, ông đã chuẩn bị chu đáo những kỹ thuật cơ bản như: Chuẩn bị ao, kiểm tra các yếu tố môi trường, thả giống trong ao ương, sau đó sang qua ruộng nuôi.

Có thể nói mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực phù hợp với vùng chuyển đổi có độ mặn thấp, chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, giảm rủi ro, thu nhập khá, điều quan trọng là tôm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh. Được biết, vụ năm trước cũng từ con tôm càng xanh toàn đực, gia đình ông thu về hơn 100 triệu đồng.

Điểm mới của mô hình này là áp dụng kỹ thuật bẻ càng cho tôm càng xanh. Sau khi thả nuôi từ 60 - 75 ngày có thể tiến hành bẻ càng. Vì sao phải bẻ càng cho tôm càng xanh?: Tác dụng của việc bẻ càng tôm càng xanh  nhằm giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, tôm phát triển đồng đều, giảm tỷ lệ hao hụt, đạt giá bán cao. Tuy nhiên, việc bẻ càng phải áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật: vị trí bẻ ở khớp gần cơ thể, tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng một cách tự nhiên.

Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất đúng mức sẽ tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi, tăng thu nhập cho nông dân. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, khai thác tốt nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường.

Theo Nguyễn Tân/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/nuoi-25000-con-tom-o-ruong-nhiem-man-vi-sao-lai-phai-be-cang-1055305.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 26380

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1040094

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60048417