21:53 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Con tôm thua ngay sân nhà

Thứ sáu - 10/08/2012 22:00
Bước vào năm 2012, con tôm VN có dấu hiệu “đuối sức” biểu hiện qua các mặt: Giá nguyên liệu sụt giảm thê thảm; người nuôi tôm bị lỗ nặng; các DN chế biến và XK tôm điêu đứng... Đặc biệt, tôm nguyên liệu nước ngoài đang được nhiều DN ở miền Tây nhập về thay thế tôm VN.

 

Con tôm thua ngay sân nhà

Một ruộng nuôi tôm ở Bến Tre.

 

Bị cạnh tranh trên sân nhà

Việc các DN chế biến, XK thủy sản nhập tôm nguyên liệu nước ngoài về sản xuất không phải là chuyện mới, đã từng xảy ra từ 10 năm trước. Khi ấy, do khách hàng đặt hàng nhiều, mà nguồn tôm sú nguyên liệu trong nước còn ít, nên các DN phải nhập khẩu tôm nguyên liệu, dù phải trả với giá cao hơn. 

Bây giờ cũng là nhập khẩu tôm nguyên liệu, nhưng tính chất đã khác. Tôm thẻ chân trắng đã được nuôi đại trà ở ĐBSCL với sản lượng lớn. Dù vậy, nhiều DN chế biến tôm vẫn nhập khẩu tôm thẻ chân trắng từ Thái Lan, Ấn Độ, đơn giản vì giá tôm nhập khẩu (bao gồm cả chi phí nhập khẩu) thấp hơn giá mua trong nước, mà lại an tâm về vấn đề dư lượng kháng sinh. 

Theo số liệu của cơ quan chức năng Thái Lan, trong 4 tháng đầu năm 2012, lượng tôm nguyên liệu xuất sang VN cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2011, đạt gần 3.000 tấn. Vì sao giá tôm trong nước xuống thấp, người nuôi than lỗ, mà nhiều DN VN không mua, lại chọn cách nhập khẩu tôm nước ngoài?

Quá rủi ro và lệ thuộc

Trong những tháng đầu năm 2012, trung bình giá tôm thẻ chân trắng của Thái Lan thấp hơn giá tôm cùng loại tại ĐBSCL khoảng 1USD/kg - tức khoảng 30%. Trong khi đó người nuôi tôm ở ĐBSCL mặc dù bán giá cao (hơn người nuôi ở Thái Lan), nhưng họ vẫn cứ lỗ, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Vấn đề đặt ra là tại sao chí phí nuôi tôm ở ĐBSCL cao hơn nhiều so với các nước, cụ thể là Thái Lan? 

Yếu tố đầu tiên đó là dịch bệnh, hao hụt nhiều. Có một tình trạng chung đối với nghề nuôi tôm ở ĐBSCL: Người nuôi thường thắng to trong những vụ đầu, sau đó thì điêu đứng với dịch bệnh. Dịch bệnh đã làm tỉ lệ hao hụt cao, tôm chậm phát triển, từ đó đưa đến giá thành sản xuất cao. Trong năm 2011, vùng ĐBSCL có khoảng 80.000ha tôm nuôi bị dịch bệnh, ước tính thiệt hại trên 5.000 tỉ đồng. Sóc Trăng là tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất, khoảng 26.000ha. Năm 2012 dịch bệnh tiếp tục làm điêu đứng nghề nuôi tôm ở ĐBSCL, trong đó Sóc Trăng đã có khoảng 16.000ha thiệt hại. 

Một yếu tố khác làm cho giá thành tôm nuôi ở ĐBSCL lên cao là nghề nuôi tôm quá lệ thuộc vào... nước ngoài. Các yếu tố đầu vào của tôm (chiếm đến 80% giá thành) như con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh... phần lớn lệ thuộc vào nước ngoài hoặc các DN có vốn đầu tư nước ngoài. 

Lời cảnh báo từ thị trường Nhật

Ngày 18.5.2012, Bộ Y tế Nhật Bản ra quyết định kiểm tra 30% các lô tôm nhập từ VN đối với chất kháng sinh Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm (0,01 phần triệu, tức 10ppb - phần tỉ) và sẽ tăng tần suất kiểm tra lên mức 100% nếu tiếp tục phát hiện thêm 2 lô hàng có dư lượng chất Ethoxyquin vượt mức cho phép. Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm VN, năm 2011 tiêu thụ trên 1/4 lượng tôm của VN, cao hơn cả khối EU. Các DN XK tôm VN vô cùng lo lắng về nguy cơ mất thị trường Nhật, bởi đó thật sự là tai họa.

Nhật Bản kiểm soát chất Ethoxyquin rất ngặt nghèo đối với riêng tôm từ VN, trong khi tôm của Thái Lan và Indonesia lại không bị kiểm tra. VASEP đã kiến nghị Bộ NNPTNT cần có các hoạt động ngoại giao, đấu tranh quốc tế để bảo vệ tôm VN. Ngày 31.7, Bộ NNPTNT đã gửi công văn cho Bộ Y tế Nhật Bản liên quan đến các vướng mắc về dư lượng Ethoxyquin của tôm VN, cụ thể là đề nghị phía Nhật Bản tạm thời áp dụng mức dư lượng tối đa cho phép của Ethoxyquin là 1 ppm, tương tự như quy định của Nhật Bản đối với sản phẩm cá. Đến nay vẫn chưa có thông tin từ phía cơ quan thẩm quyền Nhật Bản. 

Vẫn chưa quá muộn để chúng ta chấn chỉnh, củng cố lại nghề nuôi tôm vốn ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân. Con tôm VN bị thua ngay trên sân nhà đã là sự cảnh báo quá đau xót!

Kỳ Quan

 

Ngày 10/8/2012 - Theo Lao Động


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 105


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1088343

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60096666