17:55 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lúa gạo tăng giá cuối mùa: Lợi nhuận "chảy" về đâu?

Chủ nhật - 05/08/2012 22:29
Trong khi chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo đang vào cuối mùa thì bất ngờ giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL tăng mạnh trở lại. Giá lúa gạo tăng trong khi nông dân đã lỡ trót bán lúa tươi tại ruộng trước đó, vậy khoảng chênh lệch lợi nhuận này đang chảy về đâu?

 


Giá lúa gạo hàng hóa nội địa đã tăng trở lại, dù đang là cuối “mùa” tạm trữ 500.000 tấn quy gạo. Trong ảnh là nhân công bốc vác đang vận chuyển gạo lên xe tại kho lương thực Phú Cường, Tiền Giang thuộc Công ty lương thực Tiền Giang - Ảnh: Trung Chánh

 

Tăng giá cuối …“mùa”

 

Chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo (10-7 đến 10-8) còn chưa đầy một tuần lễ nữa là kết thúc. Trong suốt thời gian diễn ra, giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL hầu như vẫn không tăng, thậm chí có lúc còn giảm mạnh. Thế nhưng, khi chương trình bước vào giai đoạn cuối thì giá lại đột ngột tăng nhanh.

 

Thương lái Dương Văn Mến, ngụ tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp - chuyên thu mua lúa tại các tỉnh ĐBSCL cho biết: “Giá lúa gạo đang “sốt” lại, mấy ngày qua mà giá đã tăng 100 – 300 đồng/kí lô gam rồi đó”.

 

Cụ thể, giá lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp được thương lái mua trực tiếp tại ruộng của nông dân với giá 4.450 - 4.500 đồng/kí lô gam và 5.100 – 5.300 đồng/kí lô gam đối với lúa khô, tăng bình quân 300 đồng/kí lô gam so với mức giá cách đây chưa đầy một tuần lễ.

 

Đối với các loại lúa hạt dài như OM 4218, OM 5451, OM 1490…, chất lượng gạo tốt dùng chế biến gạo 5% tấm có giá dao động từ 5.400 – 5.500 đồng/kí lô gam đối với lúa khô và 4.600 – 4.700 đồng/kí lô gam đối với lúa tươi, tăng 150 – 250 đồng/kí lô gam so với mức giá cách đây gần 1 tuần.

 

Bà Ngô Ngọc Yến, chủ đại lý gạo Yến Ngọc, quận Tân Phú, TP.HCM - chuyên thu mua gạo tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang cho biết: “Giá lúa gạo tăng trở lại là do kho của mấy doanh nghiệp đi hàng nhiều cộng với cám gạo cũng đang hút hàng. Bên cạnh đó, có một lượng lớn gạo được nhiều doanh nghiệp đang gom hàng xuất bán tiểu ngạch sang Campuchia”.

 

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, giá chào xuất khẩu gạo Việt Nam tăng là nguyên nhân kéo giá lúa gạo hàng hóa ở thị trường nội địa đi lên.

 

Tại thị trường chợ Bà Đắc giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tăng bình quân 200 đồng/kí lô gam so với mức giá cách đây không lâu. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu của giống IR 50404 có giá 7.000 – 7.050 đồng/kí lô gam; gạo thành phẩm 8.000 – 5.050 đồng/kí lô gam. Giá các loại gạo hạt dài 7.200 – 7.250 đồng/kí lô gam đối với gạo nguyên liệu và 8.100 - 8.200 đồng/kí lô gam đối với gạo thành phẩm. Riêng đối với gạo thơm nhẹ của giống OM 4900 có giá 10.000- 10.200 đồng/kí lô gam.

 

Lợi nhuận "chảy" về đâu?

 

Thạc sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, cho biết dù giá lúa có tăng trở lại nhưng nông dân vẫn không được hưởng lợi gì, bởi đa số nông dân hiện nay đều chọn phương thức bán đứt đoạn, nghĩa là bán lúa tươi trực tiếp với thương lái.

 

“Ngay cả những chiếc máy gặt xếp dãy, hiện nông dân mình vẫn không chuộng dùng để thu hoạch lúa vì thiếu nhân công, tốn kém nên họ thường chọn thu hoạch bằng máy gặt liên hợp và bán ngay lúa tươi tại ruộng”, ông Chiến cho biết.

 

Việc nông dân bán lúa hôm nay vài hôm sau giá có tăng lên thì phần lợi nhuận đó sẽ không thuộc về họ nữa mà chảy vào túi những thương lái, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đang nắm trong tay lượng gạo giá rẻ trước đó.

 

Bà Nguyễn Phúc Ánh, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh lương thực Tấn Tài III, chợ Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang khẳng định: “Chắc chăn nông dân sẽ không được lãi từ khoảng chênh lệch do giá lúa tăng rồi. Lợi nhuận này sẽ “chảy” vào túi của những doanh nghiệp còn “ôm” lượng hàng đó, chủ yếu là những doanh nghiệp xuất khẩu chứ những doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa như chúng tôi thì ít lắm, vì thời gian nhập và lưu kho cho đến khi giao các đại lý là rất ngắn”.

 

Giáo sư- tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo (Long An)- một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam từng nói trong một báo cáo tham luận của mình rằng: “Người trồng lúa mua đứt bán đoạn với thương lái, nhìn hạt lúa mình ra đi mà không có gì trở lại. Nếu giá lúa có tăng mấy ngày sau khi bán, thì cái tăng đó thương lái, doanh nghiệp hưởng trọn chứ nông dân không hưởng được gì”.

 

Trung Chánh

 Theo thesaigontimes.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1079937

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60088260