01:35 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ở nơi gà đẻ ra “vàng”

Chủ nhật - 21/04/2013 11:12
"Giống gà Móng được ghi trong Sách đỏ và nó còn biết đẻ "trứng vàng”. Mỗi hộ chỉ cần nuôi vài chục mái gà là có thể xoá đói giảm nghèo được…”, ông Vũ Văn Bào, trưởng thôn An Mông 2, xã Tiên Phong, huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) cho biết.
Mỗi một mái gà sẽ đem cho người dân nguồn thu khoảng 500.000đ

Mỗi một mái gà sẽ đem cho người dân nguồn thu khoảng 500.000đ

Giống gà lạ!
 
Đường vào xã Tiên Phong xanh rợp bóng cây. Vùng này được coi là rốn lũ của tỉnh Hà Nam. Làng mạc sống quây quần trên đất bãi nên nhà ai cũng có vườn rộng. Có điều lạ là nhà ai cũng cửa kín cao tường, gốc chuối nào cũng bịt kín bao tải. Lần đầu đến đây tôi cứ ngỡ cả làng đang phòng chống dịch gì đây. Hỏi mấy bác nông dân thì đều nhận được câu trả lời là: Chống gà đấy. Nhà nào trồng chuối mà để hở gốc thì gà rỉa hết.
 
Thật lạ! Mỗi khi người dân nhắc đến gà đều tỏ thái độ rất trân trọng. Tạt vào quán nước bên đường, bà chủ quán đon đả chào mời khách như đã quen thân từ lâu: "Chú vào xơi nước. Các chú đi mua gà biếu sếp à?”. Trước thái độ vồn vã của bà chủ quán tôi hơi phật lòng. "Gà nơi nào mà chẳng có, việc gì phải về tận đây mua cho mất công”, nghe tôi nói vậy bà chủ quán cười vui: "Rõ nhà cái chú này, đúng là người mới đến. Tôi đố chú mua được gà ở đâu thịt thơm ngon như gà ở thôn An Mông 2 này. Chú không mua nhanh thì vài hôm nữa cũng không còn…”. Giờ thì tôi mới chợt nhớ, lúc đi vào thôn có vài chiếc xe con đỗ đầu làng. Mấy ông chủ xe xách mấy bu gà trên tay, mặt mày hớn hở. "Thường thì nhiều người ở Hà Nội, thậm chí ở tận thành phố Vinh (Nghệ An) cũng về đây "săn” gà Móng. Giá 1kg gà lên tới 250.000đ/kg. Ấy vậy mà người dân nơi đây cũng không có đủ gà mà bán”, bà chủ quán bảo.
 
Dạo quanh làng một vòng thấy nhà ai cũng chỉ nuôi một loại gà. Gà mái thì lông màu xám, gà trống lông đen tuyền. Vào nhà ông trưởng thôn Vũ Văn Bào cũng vậy, trong chuồng, ngoài sân cũng chỉ có rặt một giống gà. "Ở đây người dân chăm gà như chăm con của mình vậy”, nói xong ông quay sang hỏi chúng tôi: "Chú có thấy giống gà này có gì khác biệt không?”. Gà ta ở đâu chẳng giống nhau, tôi thầm nghĩ. Khi tôi còn chưa biết tìm ra đặc điểm gì khác thường ở đàn gà trong chuồng thì ông Bào đưa nhanh tay bắt một con gà mái lên và khoe: "Chú cầm thử xem, tuy chúng nhỏ như thế này mà đã nặng trên 2kg đấy”. Ông Bào còn tự hào khoe với khách, gà làng ông còn được ghi tên trong Sách đỏ và chúng còn đẻ ra "vàng” nữa.
 
Mỗi năm ông Hoè thu vài chục triệu đồng từ nuôi gà Móng
 
Tuy giá đắt vẫn không có gà bán
 
Nhà ông Hoàng Hoè là hộ nuôi nhiều gà nhất thôn An Mông 2. Năm nay đã ở cái tuổi thất thập xưa nay hiếm nhưng ông vẫn rất hăng say nuôi gà. Khi chúng tôi đến, ông đang gọi đàn gà ngoài vườn về. Nghe tiếng gọi quen thuộc của ông, đàn gà ngoài vườn chạy vội về phía ông. Ông ném thóc cho chúng ăn. "Ông nuôi toàn gà mái à?”, thay vì trả lời câu hỏi của tôi, ông chỉ tay về phía chuồng gà. Hoá ra mấy chú gà trống ông nhốt cả trong chuồng. "Giống gà này kinh lắm. Nếu thả chúng cùng một nơi là chúng xông vào đánh nhau đến chết mới thôi”. Nói xong ông bắt một chú gà sống trong chuồng ra vuốt nhè nhẹ lên lưng chú gà trống: "Nuôi được một con trống tốt là mình kiếm ra khối tiền…”. Hiện nhà ông đang nuôi 50 con gà mái, trong đó có 30 con đã bắt đầu đẻ trứng.
 
Theo tính toán của ông Hoè, một con gà Móng từ lúc nở ra đến khi sinh sản, thời gian là 6 tháng. Mỗi 1 lứa gà mái đẻ từ 10 cho tới 15 quả trứng, một năm gà đẻ từ 5 đến 6 lứa, tỉ lệ ấp nở thành công đạt trên 80%. Một con gà Móng con mới nở có giá 30.000đ, nuôi khoảng 1 - 2 tuần nữa giá bán lên tới 50.000đ. "Nhà tôi làm cửa, làm nhà cũng nhờ cả vào đàn gà này đấy”, ông Hoè tự hào khoe.
 
Trời gần trưa, chúng tôi cáo lỗi gia chủ ra về thì ông Hoè giữ khách ở lại bằng được. Vừa uống xong tuần trà, vợ ông Hoè đã "hoá kiếp” xong một con gà trống. Bà đặt đĩa thịt gà bốc hơi ghi ngút lên mâm, rắc thêm ít lá chanh thái chỉ lên phía trên. Ông Hoè mời chúng tôi ngồi vào mâm: "Muốn biết gà Móng ngon thế nào thì phải ăn thử mới cảm nhận được”. Ông với mấy chiếc ly nhỏ xíu trong tủ và chai rượu nút lá chuối đã hạ thổ trăm ngày ra mời chúng tôi. "Chỉ có khách quý đến nhà mới được mời "xơi” thịt gà Móng đấy”, không để người khách phật lòng ông Hoè giải thích: "Thường người dân nơi đây nuôi gà chỉ để bán giống. Ít khi gia đình nào dám thịt ăn. Có bán cho khách cũng chỉ bán những con gà không còn khả năng sinh sản. Chỉ có những dịp lễ Tết, giỗ chạp người dân mới dám "hoá kiếp” 1 con…”.  
 
Chia tay lão Hoè trong dư vị bữa thịt gà Móng vẫn còn phảng phất thật khó quên. Không riêng gì ông Hoè mà nhiều hộ dân của xã cũng coi việc nuôi gà là hướng làm giàu. Theo thống kê của xã Tiên Phong, hiện xã có 745 hộ dân thì có tới 675 hộ nuôi gà Móng. Tổng số lượng đàn gà lên tới hơn 20 nghìn con. Do có thể trọng lớn (gà mái trưởng thành từ 3kg-4kg, gà trống 5kg-6kg) chất lượng thịt thơm ngon, kháng chịu dịch bệnh tốt nên gà Móng có giá bán rất cao từ 250.000đ tới 270.000đ/kg. Tổng kết thu nhập của xã thì chăn nuôi, nổi bật là gà Móng chiếm tới 32%. Như vậy, việc nói gà Móng đang đẻ ra "vàng” cho người dân Tiên Phong quả không ngoa chút nào.
 
Gà Móng nuôi 1 năm có thể đạt trọng lượng
từ 3 – 4kg đối với con mái, 5 – 6kg đối với con trống
 
Gà Móng được ghi trong Sách đỏ
 
Các cụ cao niên trong làng cũng không nhớ là giống gà Móng này có từ bao giờ. Trước đây xã Tiền Phong được gọi là làng Móng, sau này mới tách làm 3 thôn An Mông 1, An Mông 2 và Dưỡng Thọ. Tên làng được các cụ đặt tên cho giống gà "độc nhất vô nhị” của thôn. Ba phía được bao bọc bởi sông Châu, địa thế làng An Mông như một ốc đảo hình chiếc móng ngựa, giao thông với bên làng ngoài phải qua đò, cách trở đường sá nên việc du nhập các giống gà khác ít xảy ra. Nhờ vậy mà giống gà Móng không bị lai tạp, giữ được độ thuần chủng tuyệt đối đến tận bây giờ. Tuy năng suất không cao, nhưng chúng thích nghi tốt trong điều kiện nuôi thả ở vùng dâu và lúa này.  
 
Một vinh dự nữa đã đến với người dân xã Tiên Phong, đó là gà Móng còn có tên trong Sách đỏ. Theo lời của ông Lê Văn Biên, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Tiên Phong, năm 2003, trong một lần về làng An Mông công tác, mấy cán bộ trên Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam phát hiện nơi đây có một giống gà rất khác lạ, không giống với các giống gà ta bình thường. Họ đem gà lên Viện Chăn nuôi giám định. Kết quả giám định cho thấy, đây là giống gà chưa từng được các nhà khoa học biết tới nên giống gà này được đặt tên là gà Móng, thuộc chủng giống vật nuôi quý hiếm. Vui mừng hơn nữa khi loài gà này trở thành loài gà nuôi duy nhất được đưa tên vào Sách đỏ Việt Nam.
 
Giờ đây ở Tiên Phong còn hình thành Hội chăn nuôi gà Móng. Các thành viên muốn tham gia hội phải tuân thủ các tiêu chí: Số lượng chăn nuôi phải trên 50 gà mái, có chuồng trại đảm bảo quy trình kỹ thuật, phải tự lên kế hoạch phòng trừ dịch bệnh định kỳ. Mỗi thành viên tham gia đều được Hội Chăn nuôi gà Móng hỗ trợ 300 nghìn/năm để tu sửa chuồng trại, mua thuốc phòng trị bệnh cho gà. Nhiều quy định khe khắt được áp dụng triệt để: Trên địa bàn làng An Mông không được phép nuôi bất cứ một loại gà nào khác. Bến đò An Mông luôn có người giám sát, những chú gà "ngoại lai” xâm phạm vào làng sẽ bị huỷ ngay lập tức, để gà Móng thuần chủng không bị lai tạp, đồng thời không để nguồn dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào.
 
Mấy năm trở lại đây, ngày nào xã Tiên Phong cũng có người từ khắp nơi như Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn thậm chí cả trong miền Nam về hỏi mua gà giống. Mặc dù các lò ấp nở và những hộ gia đình sản xuất hết công suất cũng không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
 
 
Một con gà Móng từ lúc nở ra đến khi sinh sản, thời gian là 6 tháng. Một lứa gà mái đẻ từ 10 đến 15 quả trứng, một năm gà đẻ từ 5 đến 6 lứa, tỉ lệ ấp nở thành công đạt trên 80%. Một con gà Móng con mới nở có giá 30.000 đồng, nuôi khoảng 1 - 2 tuần nữa giá bán lên tới 50.000 đồng. Do có thể trọng lớn (gà mái trưởng thành từ  3kg-4kg, gà trống 5 kg- 6kg) chất lượng thịt thơm ngon, kháng chịu dịch bệnh tốt nên gà Móng có giá bán rất cao từ 250.000đ tới 270.000đ/kg.
 
Phương Nguyên
theo ddk
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 204


Hôm nayHôm nay : 25991

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1039705

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60048028