16:57 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Sân chơi” mới cho người canh tác cây có múi

Thứ sáu - 02/08/2019 19:48
Thành lập Câu lạc bộ trang trại cây có múi (CLBTTCCM) Bắc Giang là chủ trương đúng đắn của Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của chủ trang trại.
 
tr4.JPG
Khách du lịch thăm vườn bưởi của gia đình ông Khánh.

 

Bài học đầu tiên: Canh tác hữu cơ

Ông Nguyễn Văn Khánh ở thôn Bãi Lời (xã Tam Dỵ, huyện Lục Nam), Uỷ viên Ban chủ nhiệm CLBCCM Lục Nam, cho biết, ông có 4ha vườn, trong đó 2ha trồng bưởi Diễn (trên 500 cây đã 10 năm tuổi), hiện đang cho thu hoạch. 2ha còn lại trồng bưởi đào, 3 năm tuổi, dự kiến năm nay cho thu hoạch. Đây là giống bưởi nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên, tép vàng như bưởi Diễn, vị ngọt đậm. Đặc biệt, thời gian thu hoạch kéo dài, từ tháng 10 âm lịch năm nay đến tháng 3 - 4 âm lịch năm sau. Đến tuổi thứ 3, bưởi đào đã “chuẩn” vị ngon, không như bưởi Diễn, sau nhiều năm mới đậm đà.

Nhờ chăm sóc tốt, năm 2018, vườn bưởi của ông Khánh cho thu nhập 3 vạn quả, giá bình quân 20.000 đồng/quả, bán tại vườn, không phải qua thương lái. Ngoài ra, trong vườn bưởi, ông Khánh còn trồng xen 1.500 cây ổi Thái Lan, hiện đang cho quả năm thứ 2, giá bán 15.000 đồng/kg tại vườn.

Theo ông Khánh, sản xuất sạch phải đầu tư nhiều công sức, ví như: phải pha chế thuốc trừ sâu, làm bẫy bả côn trùng từ các loại thảo dược có trong tự nhiên. Hàng năm, phải ủ phân chuồng để bón cho cây. Ngoài phân gà và các phụ phẩm trong vườn, ông còn mua thêm phân gia súc, gia cầm từ các gia đình khác, mới đủ bón cho hàng ngàn cây ăn trái trong vườn. Hiện, mỗi năm trang trại cần 20 tấn phân chuồng, ông duy trì việc sử dụng nguồn phân này 10 năm nay, từ khi bắt đầu trồng bưởi.

Bên cạnh đó, trong vườn, ông Khánh còn có đàn gà ta trên 100 con, chủ yếu để làm thực phẩm cho gia đình và khách quen đặt hàng, giá bán tại chuồng 100.000 đồng/kg. 

Ở cương vị phụ trách CLBCCM Lục Nam, ông Khánh thường đi thăm  mô hình, chia sẻ cách làm hay với hội viên. Hoặc, cùng rút kinh nghiệm với bà con qua các buổi hội thảo đầu bờ, để áp dụng vào thực tế trang trại của từng gia đình tốt hơn.  Năm 2018, ông Khánh thành lập HTX kiểu mới, với 10 thành viên, để giúp bà con xúc tiến đầu ra bền vững cho sản phẩm.

Còn ông Lý Văn Thượng, dân tộc Tày, ở thôn Đồng Tàn (xã An Bá, huyện Sơn Động), có trên 1.000 cây cam sành Hàm Yên, cây lâu nhất trên 10 năm tuổi, bình quân mỗi năm thu hoạch 18 tấn, bán tại vườn với giá 15.000 đồng/kg. Ông Thượng gia nhập CLBCCM Bắc Giang 6 năm nay; được tư vấn cách chăm sóc CCM, được giới thiệu sử dụng nguồn phân bón đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý.

Để cây ăn quả đạt chất lượng cao, nguồn phân bón rất quan trọng.  2 năm trước, trong một lần bón thúc cho cam, thiếu ½ lượng phân, ông mua tạm phân bón ở ngoài, nhưng vừa bón xong cây đã chết héo. Sau đó, rút kinh nghiệm, không mua phân bón trôi nổi trên thị trường, phải lấy trực tiếp của những nhà sản xuất uy tín, hoặc do CLB kết nối. Đây cũng là bài học đắt giá để các thành viên trong CLB rút kinh nghiệm. 

Trong vườn cam, ông Thượng còn kết hợp nuôi 500 con gà ta, ngoài lượng phân gà, hàng năm ông mua thêm phân chuồng để ủ hoai mục bón cho cam, bình quân mỗi lần ủ 4 tấn. Nhờ cách chăm sóc trên, 5 năm nay, vườn cam của ông Thượng chưa bao giờ bị “ế”. Một động lực giúp ông say mê hơn với nghề vườn là nhận được sự hỗ trợ, quan tâm chỉ đạo từ chính quyền khá lớn, ông là người dân tộc thiểu số, lại ở vùng sâu, vùng xa, nên mỗi lần đi tập huấn, tham quan mô hình ở tỉnh, huyện, ông đều được hỗ trợ kinh phí.

Liên kết tạo nên thành công

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Công Ngọc, Chánh văn phòng Hội Làm vườn, Chủ nhiệm CLBTTCCM tỉnh Bắc Giang, cho biết: “Buổi đầu thành lập, CLB có 33 thành viên, trong đó 32 thành viên chính thức, 1 thành viên liên kết. Đến nay, sau 3 năm, CLB có 64 thành viên, trong đó 60 thành viên chính thức, 4 thành viên liên kết.

tr4a.JPG
Ông Lý Thượng đang chăm sóc vườn bưởi.

Ngay sau khi thành lập, các CLB cơ sở đã hoạt động đều tay, có sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và chỉ ra ưu, khuyết điểm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trang trại CCM. Đặc biệt, chú trọng phổ biến công nghệ mới, mô hình tiêu biểu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ CCM đến từng thành viên. Các thành viên được tham gia tập huấn, tham quan mô hình và họp nhóm hàng tháng, quý. Tiêu biểu như CLB Hiệp Hòa, Việt Yên, họp đều đặn vào ngày 27 âm lịch hàng tháng; CLB huyện Yên Dũng họp theo quý và theo chuyên đề”…

Cũng theo ông Ngọc, CLB còn là nơi tập hợp, đoàn kết đội ngũ những người làm trang trại. Năm 2018, được sự nhất trí của Thường trực HLV tỉnh Bắc Giang, Ban Chủ nhiệm đã tổ chức cho 11 thành viên CLB đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ.

Ngoài ra, CLB còn liên kết với các công ty phân bón tin cậy, cung cấp phân bón cho hội viên như: Công ty cổ phần Senca, Công ty TNHH MTV Quế Lâm – Phương Bắc (năm 2016), Công ty TNHH Thương mại và tổng hợp Hữu Hảo, Công ty Nông nghiệp sạch Nguyên Tâm (năm 2018). Trong đó, Công ty Quế Lâm đã xây dựng 3 mô hình tại Lục Ngạn, Yên Thế; Công ty Thương mại và tổng hợp Hữu Hảo xây dựng 1 mô hình tại huyện Việt Yên; Công ty Nông nghiệp sạch Nguyên Tâm hỗ trợ 5 tấn phân bón cho CLB thử nghiệm.   

Tổ chức Hội nghị giao ban 7 tỉnh phía Bắc tại Bắc Giang, 2 lớp tập huấn, hướng dẫn trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm CCM theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và giới thiệu quy trình, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, hàng hóa sản phẩm  nông - lâm - ngư nghiệp. Tổ chức 1 lớp tập huấn về quản lý, hoạt động theo Luật HTX mới.

Tổ chức 13 lớp khởi sự doanh nghiệp, giúp các chủ trang trại chuyển đổi mô hình sản xuất, từ kinh tế trang trại lên thành công ty hay doanh nghiệp; trong đó, có 30 thành viên CLB tỉnh tham gia. Đáng ghi nhận là, nhiều cụ trên 80 tuổi, vẫn gia nhập CLB và các hoạt động tham quan, hội nghị. Các thành viên CLB phát huy nội lực, trí tuệ, nguồn vốn, lao động, đất đai... để canh tác CCM theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đặc biệt, CLB định hướng canh tác hữu cơ đến tất cả thành viên. 

Nhờ tích cực trong phát triển kinh tế trang trại, 3 thành viên CLB được Hội Làm vườn Việt Nam tặng Bằng khen; 2 cá nhân được Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang tặng Giấy khen.              

Nâng cao vị thế 

Thời gian tới, Ban chủ nhiệm CLB sẽ phối hợp với các tổ chức, cá nhân như: Trung tâm Xúc tiến đầu tư và phát triển doanh nghiệp tỉnh tổ chức tập huấn khởi sự doanh nghiệp cho các chủ trang trại; vận động cá nhân, tổ chức tham gia CLB, để phát triển cả về lượng và chất, nhất là hỗ trợ nhau kỹ thuật trồng, chăm sóc, giống, xử lý sâu bệnh và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, lập trang web để quảng bá sản phẩm, kết nối đầu ra; liên kết vật tư đầu vào và nâng cao vai trò, vị thế CLB.

Tập trung xây dựng CLB trở thành mái nhà chung, địa chỉ tin cậy, và chỗ dựa vững chắc của chủ trang trại. Sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm CCM trong và ngoài tỉnh. Tổ chức diễn đàn sinh hoạt, tiếng nói của các chủ trang trại, để các địa phương chia sẻ thông tin, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh 

Tiếp tục vận động, kết nạp các tổ chức, cá nhân, công ty, doanh nghiệp là thành viên liên kết của CLB như: Doanh nghiệp cung cấp công nghệ mới, tiên tiến; công nghệ tưới tiết kiệm; các đơn vị, doanh nghiệp chế biến bảo quản, bao tiêu sản phẩm cho các thành viên CLB...

Trước mắt, CLB sẽ liên kết với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang tổ chức 1 lớp hướng dẫn sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP và nông nghiệp hữu cơ, xây dựng thương hiệu hàng hóa cho CCM, thời gian 3 ngày cho tất cả thành viên. Phối hợp với Công ty TNHH Hữu Hảo tổ chức hội thảo đầu bờ với chuyên đề phân bón cho cây trồng; chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu CCM, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 Theo Dương An Như/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1078183

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60086506