07:27 EDT Thứ tư, 08/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trai Mông kéo cả bản đổi đời nhờ trồng cây thuốc quý, ra quả dưới gốc

Thứ bảy - 11/08/2018 22:07
Từ ngày chàng thanh niên người Mông Sùng A Thu đưa loài cây thuốc quý về dưới tán rừng, rừng xanh không những được giữ gìn, bảo vệ mà cuộc sống của bà con dân bản ngày một khấm khá, đổi đời...

Bản vùng cao Phiêng Ban (xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) 100% là dân tộc Mông. Trước đây, bà con có thói quen chặt cây, đốt rừng lấy đất trỉa lúa, trồng bắp. Phá rừng bừa bãi như thế vì bà con nghĩ có thì đời sống bà con sẽ khá lên. Ấy thế mà càng trồng bắp đất nương càng bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu, năng suất thấp, khiến cái nghèo vẫn bám riết lấy người dân trong bản...

 trai mong keo ca ban doi doi nho trong cay thuoc quy, ra qua duoi goc hinh anh 1

Anh Sùng A Thu cùng vợ lên rừng  kiểm tra sa nhân 

Nhận thức được những khó khăn đó, bản thân anh Thu luôn trăn trở suy nghĩ, phải làm thế nào để thoát nghèo, thoát khổ. Năm 2013, trong một chuyến đi thăm quan, học tập, tìm hiểu các mô hình kinh tế ở tỉnh Điện Biên, anh thấy mô hình trồng cây sa nhân-1 loài cây thuốc quý dưới tán cây rừng rất hay. Cách làm này không những giữ được rừng mà hiệu quả kinh tế cũng rất cao. Anh Thu nghĩ ngay đến việc lấy sa nhân về trồng, vì ở quê anh cũng có đất, có rừng, khí hậu và thổ những  giống như thế.

Sau chuyến tham quan đó trở về, anh Thu vận động một số thanh niên bản cùng nhau góp vốn, góp đất rừng và mua hơn 30.000 gốc sa nhân giống trồng thử nghiệm trên 2 ha đất rừng của bản. Sa nhân là loại cây mọc tự nhiên chủ yếu là mọc dưới tán cây rừng, nên anh Thu cùng các thành viên trong nhóm chọn các sườn đồi, khe núi để khoanh vùng trồng.

 trai mong keo ca ban doi doi nho trong cay thuoc quy, ra qua duoi goc hinh anh 2

Những cánh rừng sa nhân xanh ngát ngập lối đi ở bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng do Sùng A Thu và thanh niên trong xã gieo trồng.

Một năm sau, thấy cây sa nhân phát triển tốt, đẻ nhánh nhanh, cây không có bệnh và không tốn nhiều công chăm sóc. Đến năm 2015, sa nhân bắt đầu cho quả, vụ thu hoạch lứa đầu tiên đạt gần 1,5 tấn quả tươi/ha, bán cho thương lái với giá bán 120.000 đồng/kg, trừ chi phí thu được gần 200 triệu đồng, lãi nhiều lần so với trồng ngô, lúa. Số tiền lãi một phần chia cho các thành viên, một phần làm vốn đầu tư mở rộng diện tích trồng sa nhân. Thấy hiệu quả, nhiều thanh niên trong bản cùng tham gia góp đất nương, đất rừng nâng diện tích trồng sa nhân của bản lên 7 ha.

 trai mong keo ca ban doi doi nho trong cay thuoc quy, ra qua duoi goc hinh anh 3

Quả sa nhân mọc dưới gốc, có giá trị kinh tế rất cao, giúp nhiều hộ dân trong bản Phiêng Ban thoát được nghèo, có cơ hội đổi đời.

Do số lượng người tham gia nhóm trồng sa nhân ngày càng đông, anh Thu quyết định thành lập Câu lạc bộ trồng sa nhân, và anh được mọi người tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ. Mô hình trồng sa nhân ngày càng được nhân rộng. Đến nay, cả bản Phiêng Ban ai cũng tham gia, nâng diện tích trồng sa nhân lên hơn 33 ha. Trồng sa nhân đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân trong bản, trung bình mỗi hộ thu từ 30-50 triệu đồng/năm. Từ trồng sa nhân nhiều hộ gia đình trong bản Phiêng Ban đã thoát được nghèo, khá giả, đứng trước cơ hội đổi đời khi sản lượng sa nhân tăng lên.

Anh Lý A Giả, một thành viên Câu lạc bộ cho biết: Riêng vụ sa nhân năm nay, 1 ha sa nhân của gia đình tôi thu được 8 tạ quả tươi với giá bán 120.000 đồng/kg quả tươi thu hơn 90 triệu đồng. Cây sa nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa, ngô...

 trai mong keo ca ban doi doi nho trong cay thuoc quy, ra qua duoi goc hinh anh 4

Cánh rừng trồng sa nhân của gia đình anh Lý A Giả, bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

Được biết, sa nhân là một vị thuốc dùng trong đông y rất tốt cho sức khỏe con người,. Sa nhân có vị cay, tính ôn, vào các kinh tỳ, thận và vị, có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị, làm cho tiêu hóa được dễ dàng. Dùng trong những trường hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ, thường dùng làm gia vị và chế mùi rượu. Quả sa nhân còn được dùng làm nguyên liệu ngành thực phẩm, mỹ phẩm...

Thời gian tới, anh Giàng A Thu và các thành viên trong Câu lạc bộ trồng sa nhân tính tiếp tục mở rộng diện tích trồng loài cây thuốc quý ra quả dưới gốc này, đồng thời liên kết với thương lái tìm đầu ra cho sản phẩm, để bà con yên tâm sản xuất.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 30714

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 421257

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60743214