21:00 ICT Thứ ba, 19/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Những kết quả tốt, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông 'chống đối' thời tiết khắc nghiệt, cải tạo đất cằn, trồng loại cây cho thu nhập 150 triệu đồng

Chủ nhật - 24/06/2018 19:14
Mô hình trồng đinh lăng của gia đình ông Cao Như Hoàng ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) dù chưa thu hoạch củ, chỉ bán lá, cành làm vị thuốc đã thu lãi 150 triệu đồng.

Ý tưởng táo bạo

Rót tách trà có mùi thơm thoang thoảng, vị nhẫn nhẫn nhưng ngọt hậu mời khách, lão nông Cao Như Hoàng (SN 1948) nói:

“Nước này nấu từ lá đinh lăng phơi khô, nó có nhiều chức năng nhưng tui chỉ khoái cái là uống trà này dễ ngủ và ngủ sâu. Nước trà này rất có lợi cho người lớn tuổi và những người làm việc căng thẳng”.

Nhấp ngụm trà, ông kể, cách đây 3 năm, khi thấy gánh nặng tuổi tác bắt đầu xuất hiện nhưng vẫn mê làm nông nên ông quyết tìm cây gì phù hợp với tuổi tác để tiện chăm sóc mà vẫn có thu nhập.

Tình cờ biết câu chuyện của ông Hoàng, một người em là trong ngành dược liệu tại tỉnh Khánh Hòa giới thiệu về cây đinh lăng.

lao nong chong doi thoi tiet khac nghiet cai tao dat can trong loai cay cho thu nhap 150 trieu dong tu canh va l
Lão nông Cao Như Hoàng là người đầu tiên trồng đinh lăng với diện tích lớn trên địa bàn xã Vạn Hưng. (Ảnh: Khải An)

“Nghe cậu em nói về tác dụng của cây đinh lăng có thể làm thuốc và tốt cho sức khỏe lại không cần nhiều công chăm sóc tôi lên mạng tìm hiểu rồi lặn lội ra Viện dược liệu ngoài Hà Nội học cách chăm sóc và mua 10.000 cây giống về trồng thử”, ông Hoàng nhớ lại.

Từng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nghề nông, từ một nông dân canh tác hơn 15 ha mía đường và sản suất đường tại gia, sau này chuyển qua nuôi trồng thủy sản rồi lại quay về trồng la-gim nhưng lão nông Cao Như Hoàng vẫn hào hứng với giống cây mới.

Ông kể, đầu năm 2014 bắt đầu cài tạo đất để trồng đinh lăng cũng là lúc ông đã hơn 65 tuổi.

“Đất Vạn Hưng là đất sỏi đá, khí hậu lại ngặt nghèo nên khi tôi trồng đinh lăng nhiều người đã bàn tán, mỉa mai nhưng tôi rất tự tin vì đã nghiên cứu rất kỹ càng, từ đặc tính sinh trưởng, điều kiện đất đai, kỹ thuật trồng đến khâu thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cây đinh lăng”, ông Hoàng cười hiền nhớ lại.

Tính toán kỹ, kinh nghiệm lâu năm nhưng ngay lần xuống giống đầu tiên ông đã thất bại, trên 60% số cây giống đã chết.

Những người trong vùng bắt đầu lo ngại cho ông khi mà không mấy loại cây chịu nổi khí hậu khắc nghiệt của vùng đất này.

Không từ bỏ, ông mua thêm 5.000 cây giống để thay mới, thuê người múc rò thoát nước và chỉ hai năm sau 1 hecta đinh lăng của ông đã mọc xanh tươi, thơm mát cả vùng.

Thu nhập gấp 7 lần trồng lúa

Vườn đinh lăng của ông nhanh chóng được mọi người biết đến và tìm mua thân, lá. Theo ông Hoàng hiện củ đinh lăng có giá trên 200.000 đồng/kg, lá và cành có giá lần lượt 15.000 – 40.000 đồng/kg.

Sau vài vụ cắt là và cành bán ông Hoàng thu nhập hơn 150 triệu đồng và bán gần 10.000 cây giống với giá 5.000 đồng/cây.

lao nong chong doi thoi tiet khac nghiet cai tao dat can trong loai cay cho thu nhap 150 trieu dong tu canh va l
Chỉ bán lá và cành sau 3 vụ, lão nông Cao Như Hoàng đã thu nhập trên 150 triệu đồng. (Ảnh: Khải An)

“Đinh lăng trồng khoảng 18 tháng có thể thu hoạch lá, sau 2 năm có thể cắt cành bán. Cây sau 5 năm sẽ cho củ to, có thể đào bán.

Nhìn chung cây đinh lăng không bỏ thứ gì, đầu ra tiêu thụ khá mạnh. Hơn hết, trồng đinh lăng cho thu nhập gấp 7 lần trồng lúa nhưng công bỏ ra rất ít”, ông Hoàng chi sẻ.

Lão nông Hoàng lưu ý, củ đinh lăng rất mềm và ngọt nên dễ bị các loài gậm nhắm, mối đào ăn nên cần dọn cỏ để vườn thông thoáng tránh chuột đào hang, mối làm tổ.

“Đinh lăng mỗi ngày chỉ cần tưới một lần vào ngày nắng, ngày mưa hai ba ngày tưới cây vẫn sống tốt.

Phần còn lại chỉ cần chăm dọn cỏ không cần phân thuốc gì nên rất phần hợp với những người có tuổi như tôi”, ông Hoàng chia sẻ.

Hiện ông Cao Như Hoàng có 4 người con (1 trai 3 gái) đều là những người thành đạt trong xã hội, cuộc sống của ông không vất vả nhưng với bản tính cần cù và luôn nghiên cứu cái mới đã thôi thúc ông gắn bó với cây đinh lăng.

“Cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá vì ăn lá tươi với gỏi cá rất ngon. Đây cũng là một loại dược liệu quý đang được các công ty và viện dược liệu nghiên cứu, chế tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.

Hơn hết, tôi thấy cây này khá phù hợp với sức khỏe và tuổi tác của mình vì dễ chăm sóc và có thể lấy lá ăn sống hoặc phơi khô nấu uống rất tiện”, ông Hoàng bộc bạch.

Ông Trần Ngọc Phú – Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Hưng cho hay, mô hình trồng đinh lăng của ông Cao Huy Hoàng là mô hình đầu tiên tại địa phương.

Đinh lăng là cây dược liệu quý có thể tận dụng được cả lá, rễ, cành và củ cần được nhân rộng ở xã Vạn Hưng...

Theo Đời sống & Pháp lý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 58

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 41824

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 740930

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58332985