03:42 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng, trị bệnh viêm màng phổi trên bò

Thứ bảy - 03/02/2018 08:15
Bệnh có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên ở các tháng lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

bò sữa

Nguyên nhân

Bệnh viêm màng phổi truyền nhiễm (CBPP) do Mycoplasma mycoides subsp. mycoides SC gây ra. Mycoplasma là những vi khuẩn không có vách tế bào cho nên chúng đa hình thái và đề kháng với kháng sinh thuộc nhóm beta-lactamine như Penicilline. 

Ðường lây truyền

Trong điều kiện tự nhiên, bệnh truyền trực tiếp từ vật nhiễm sang bò nhạy cảm do tiếp xúc qua hơi thở, ho. Bò tiếp xúc với mầm bệnh nếu nhạy cảm có thể phát triển thành bệnh ít nhất sau 6 tháng. Trong ổ dịch có khoảng 40% bò phơi nhiễm bị phát bệnh, tỷ lệ chết 10 - 70%. Bệnh lây truyền chậm. 

Ðối tượng nhiễm bệnh

Bò ở các lứa tuổi đều bị bệnh nhưng thông thường bò ở 1 năm tuổi trở lên. Bò sữa bị bệnh nặng hơn các giống bò thịt. Bệnh thường xảy ra ở những nơi điều kiện chăn nuôi không tốt, thiếu ánh sáng, ẩm thấp, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng không bảo đảm. 

Triệu chứng bệnh

Khi xuất hiện ổ dịch, có khoảng 33% bò sẽ có triệu chứng, 46% nhiễm nhưng không có triệu chứng, 21% đề kháng. Thời gian ủ bệnh khá dài, 3 - 6 tháng, với bò nhạy cảm cao triệu chứng phát triển trong vòng 10 - 14 ngày. Bệnh phát triển với 3 thể: 

Thể cấp tính: Phổ biến nhất và tỷ lệ tử vong cao, bò còn sống cũng gầy sút. Thân nhiệt bò đột ngột tăng cao, bỏ ăn, lượng sữa giảm ở bò cho sữa. Bò thở nhanh và sâu, sau đó ho thường xuyên, cuối cùng là ho khô, có dịch mủ. Bò cảm thấy đau và khó chịu khi hô hấp. Ở thể này, bò thường cúi đầu thấp hơn, lưng cong hình vòm, miệng há to để dễ thở. Bò bị giảm cân, trở nên suy kiệt, ngừng nhai lại, có thể bị bại chân, không đứng được trước khi chết. Phù nề hoặc sưng phát triển ở họng, yếm bò. Từ lúc xuất hiện dấu hiệu đầu tiên đến khi chết thời gian có thể kéo dài 2 - 5 tuần. 

Thể quá cấp tính: Bò xuất hiện nhiều triệu chứng như thể cấp tính nhưng triệu chứng viêm phổi trầm trọng hơn và thường chết sau 1 - 3 tuần. 

Thể mãn tính: Bò thường không có triệu chứng bệnh, chúng trở thành vật mang trùng. Ở thể này không gây chết trong thời gian dài, tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất thường sẽ làm phát triển thành thể cấp tính. 

Bệnh tích

Chủ yếu tập trung ở phổi. Màng phổi bị viêm tăng sinh dày lên, có nhiều sợi tơ huyết (fibrin) làm dính màng phổi vào lồng ngực ở một bên hoặc cả hai bên. Giữa màng phổi và xoang ngực có chứa nhiều dịch vàng, các thủy phổi xuất hiện đốm màu xám hoặc màu đỏ giống như gan động vật. Một số trường hợp bệnh mãn tính, vùng phổi bị hoại tử. 

Phòng, trị bệnh

Trong quá trình nuôi cần tránh các yếu tố gây stress cho bò. Quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng tốt (khi thời tiết quá khô nóng thì che chắn cho bò hoặc tìm chỗ trú có bóng mát), không thay đổi khẩu phần quá đột ngột, bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần nhất là bò lấy sữa. 

Bổ sung Premix vitamin, khoáng để tăng cường sức khoẻ cho bò, tránh thiếu chất, có thể sử dụng bột Premix qua ủ chua, kiềm hóa thức ăn thô xanh, thô khô. 

Thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại triệt để. Bố trí hố tiêu độc ở mỗi cửa chuồng trại (bằng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng). Ðịnh kỳ tiêu độc mỗi tuần hoặc 2 - 4 tuần /lần, khi có nguy cơ dịch thực hiện mỗi ngày 1 lần (liên tục 3 - 7 ngày). 

Khi phát hiện có bò bị bệnh, cần tiến hành cách ly ngay với nguồn lây truyền bệnh, tránh khách tham quan, không mượn dụng cụ, xe cộ ở các trại chăn nuôi khác. 

Thực hiện tiêm phòng vaccine các loại bệnh đã có vaccine: Tụ huyết trùng trâu bò: Tiêm lần đầu cho bò trên 4 tháng tuổi, nên lập lại liều thứ 2 sau đó 4 tuần để tăng cường miễn dịch, tái chủng mỗi 6 tháng/lần. Ở những nước có dịch địa phương CBPP thì tiến hành tiêm vaccine CBPP. Lựa chọn địa chỉ cung cấp uy tín để có hiệu quả tốt nhất. 

Thường xuyên kiểm tra ký sinh trùng (nội, ngoại ký sinh) bằng cách bố trí tẩy giun sán định kỳ chặt chẽ. 

Ngoài ra, sử dụng một số loại kháng sinh như Vime-Sone, Vimefloro FDP hoặc Vimespiro FSP với lượng 1 ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 - 5 ngày. Lưu ý khi dùng kết hợp với các loại thuốc trợ sức như Vime - Canlamin hoặc Vimekat với lượng 1ml/10kg thể trọng (5 ngày/1 lần) để nâng cao hiệu quả điều trị.

 

Nguồn: nguoichannuoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 31450

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1045164

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60053487