04:32 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biến nông nghiệp thành bệ đỡ cho nền kinh tế

Thứ bảy - 01/02/2014 21:49
Trong thông điệp đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính nhà nước khẳng định: tiếp tục tái cơ cấu nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Với quyết tâm này, biến nông nghiệp thành bệ đỡ cho nền kinh tế không phải khẩu hiện suông.

 



Bất chấp những khó khăn trăm bề, nông thôn, nông nghiệp VN vẫn thắp lên nhiều điểm sáng. Và không còn ai nghi ngờ gì nữa về việc nông dân là những người đóng góp nhiều nhất cho đất nước, cả trong chiến tranh, trong đổi mới, cả trong khủng hoảng lẫn phát phát triển kinh tế.
Phi nông bất ổn
Trải qua 30 năm đổi mới, đến bây giờ chúng ta đã có câu trả lời chính xác nhất về những đóng góp của nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà. Trước đây, chúng ta vẫn thường nghĩ nông nghiệp là lĩnh vực phụ, không cần đầu tư nhiều vẫn có thể cung cấp đủ lương thực cho đất nước.
Tuy nhiên, từ 2 đợt khủng hoảng, một là năm 1997 và lần 2 vào năm 2009, chúng ta mới đánh giá đúng về những đóng góp của ngành này, nhất là về kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế. Đặc biệt, thời khủng hoảng, nông thôn chính là nơi đón DN, người thất nghiệp ở thành phố chạy về, rồi giải quyết việc làm cho họ. Rõ ràng là nông nghiệp không những có thể làm giàu, mà còn là lĩnh vực đảm bảo ổn định xã hội. Một điểm nữa cần nói thêm, VN ta là nước có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, là mục tiêu cho nhiều thế lực thù địch phá hoại. Ông cha ta từng nói, phi nông thì bất ổn, khu vực này mà ổn định thì đất nước ổn định.
Thực sự phong trào nông thôn mới đem lại sắc thái mới cho đời sống nông thôn. Nói đến sự thành công của VN, thế giới vẫn nhìn vào thành tựu ngành nông nghiệp.
Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành T.Ư Đảng ban hành Nghị quyết 26 - NQ/TƯ về Tam nông, được coi như một đường lối chính trị để tìm động lực mới cho phát triển Tam nông. Các mô hình mới lần lượt được đưa ra và thử nghiệm, nhiều chính sách mới được áp dụng.
Nỗ lực lớn từ nhiều phía, đã tạo được một số điểm sáng nhất định, nhưng vẫn chưa tìm thấy động lực mới choTam nông. Và tới nay, xuống nông thôn, tại hầu hết các cánh đồng đều thấy bà con nông dân thu hoạch sản phẩm là đều muốn bán ngay. Chứng tỏ sau 38 năm, nông dân chưa dành dụm được, vì lợi tức từ làm ruộng không được bao nhiêu, bất kể ở miền Nam, miền Trung hay miền Bắc. Tại nhiều vùng có khả năng nông nghiệp cao, nhiều nông dân đã bỏ ruộng để bước vào thị trường lao động phi nông nghiệp không chính thức đầy bấp bênh. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được đầu tư hơn 40.000 tỉ đồng, tạo được thành quả bước đầu ở một số nơi, nhưng cũng đã có những phản ảnh về tiêu cực trong chi tiêu vốn ngân sách hỗ trợ.
Vậy động lực mới có thể tìm thấy ở đâu?
Quyền và cơ hội
Với Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp của xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã được Đảng bộ xã bắt đầu từ hơn 20 năm trước, với mục tiêu chính là làm hài lòng mọi người dân. Tiêu chí là lấy quy hoạch sử dụng đất làm nền tảng để khai thác quỹ đất hiệu quả nhất, mọi quyết định phát triển địa phương phải được ít nhất 2/3 số dân đồng thuận. Mọi người dân được hỏi đều rất hài lòng về thu nhập, về cuộc sống và về tương lai, trong khi Thanh Văn không có được bất kỳ nguồn trợ giúp nào của nhà nước.
Thực tế câu chuyện trên cho thấy, động lực mới nằm chính trong tay người nông dân khi có cơ chế, chính sách phù hợp. Nhà nước đừng tính đến sự tập trung trợ giúp bằng tiền cho nông dân, niềm vui ấy ngắn chẳng tày gang. Mà động lực nằm ở chỗ nhà nước nên trao quyền - quyền làm chủ và trao cơ hội trao đất ổn định lâu dài cho người nông dân để họ tự quyết định.

Liên kết chặt chẽ “4 nhà” (nông dân, nhà nước, DN, nhà khoa học) sẽ tạo động lực mới cho sản xuất.        
Tuy vậy, liên kết “4 nhà” (nông dân, nhà nước, DN, nhà khoa học) thì nông dân yên tâm hơn. Bởi vì, DN sẽ đặt hàng nông dân sản xuất nguyên liệu cho họ. Nhưng muốn liên kết sản xuất tốt, nông dân phải được đào tạo để có tay nghề. Ví dụ, trồng lúa là trồng giống chất lượng cao nhất mà giá thành rẻ nhất, để có nguyên liệu cho DN chế biến ra sản phẩm tốt. Từ đó, đăng ký thương hiệu rồi bán với giá cao, tiền lời đó sẽ có phần cho nông dân hưởng.
Vì vậy, nước ta làm tái cơ cấu nông nghiệp cần phải giải quyết một cách có hệ thống. Bộ NN -PTNT có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhưng trước tiên, phải tìm các nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp từ 20 năm nay đã có kết quả để thấy chỗ nào cần trồng cây gì là phù hợp. Chăn nuôi cũng cần đưa vào hệ thống cho phong phú, người nông dân sẽ tăng lợi. Mỗi vùng cần nhiều công thức, nhưng phải xem xét thị trường để từ bây giờ vùng nào làm gì là phù hợp nhất với điều kiện đất đai và thị trường. Các địa phương phải tìm các DN, bàn bạc với DN, tạo điều kiện khuyến khích DN tham gia đầu tư, tìm thị trường tiêu thụ, xây dựng cơ sở để chế biến sản phẩm. Còn nếu cứ khuyến khích nông dân làm mà không bán được sản phẩm là không được.
Một đất nước có 3 chủ thể quản trị bền vững giống như kiềng 3 chân. Một là, lực lượng lao động, chủ thể sản xuất. Hai là, DN, không sản xuất nhưng có thể bán hàng và biết nơi nào được giá. Ba là, Nhà nước phải đứng ra kết nối để nông dân và DN hợp tác với nhau. Nhà nước phải tính ra chiến lược lâu dài, xác định được cây, con nào là mũi nhọn rồi mới huy động toàn lực phát triển nó. Tức là đề ra chiến lược, Nhà nước cần có giải pháp để thực hiện được chiến lược cho tốt. Có như vậy, nhà nước mới thực hiện tốt được vai trò kiến tạo phát triển như Thủ tướng khẳng định tại thông điệp đầu năm.
Cho nên, tái cơ cấu nông nghiệp, trước tiên phải từ tư duy nhà quản lý, nếu nhạc trưởng mà tư duy sai, chiến lược sai thì sai hết. Nếu cứ nói tái cơ cấu rồi để ai làm gì thì làm sẽ còn chết nữa. Không thể cứ được mùa thì bảo nhờ lãnh đạo, còn mất mùa là đổ cho nông dân làm ăn tự phát.         
Võ Tòng Xuân
Nguồn dddn.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 159


Hôm nayHôm nay : 33080

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1046794

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60055117