07:14 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nên gom ruộng, giao cho một bộ phận làm

Thứ sáu - 21/02/2014 02:29
Ông Nguyễn Trí Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện tượng nông dân bỏ ruộng là tất yếu xảy ra vì hiện nay thu nhập của người nông dân thông qua làm ruộng rất thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu của đời sống.
Trong khi đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đang có hiện tượng tự phát.

Ông Đỗ Tất Nhật ở xã Việt Đoàn (Tiên Du, Bắc Ninh) bên cánh đồng lúa thường xuyên bị mất mùa do chuột phá hại.
Ông Đỗ Tất Nhật ở xã Việt Đoàn (Tiên Du, Bắc Ninh) bên cánh đồng lúa thường xuyên bị mất mùa do chuột phá hại.

Ông Ngọc thừa nhận, hiện lực lượng lao động chính chỉ còn lại phụ nữ, người già và trẻ nhỏ, lao động chính hiện còn lại trong lĩnh vực nông nghiệp rất ít. Trong khi đó, giá lao động, nhất là lao động thời vụ hiện nay đã tăng lên khá cao.

Ưu thế lao động giá rẻ ở Việt Nam nói chung và vùng nông thôn nói riêng không còn nữa. Hiện giá lao động thời vụ, cấy thuê một ngày là 170.000 đồng, nếu phải chi phí cả tiền thuê làm đất, thuê cày, cấy, gặt... thì lợi nhuận chẳng còn bao nhiêu, thậm chí nếu lúa năng suất thấp thì còn không có lợi nhuận. Nhiều hộ đã bỏ ruộng hoặc cho đấu thầu lại, thậm chí cho mượn hoặc cho không, chỉ lấy một khoản đóng tiền dịch vụ cho hợp tác xã.

“Hệ quả của việc nông dân bỏ ruộng là một phần diện tích sẽ không được gieo cấy, thậm chí diện tích được gieo trồng rồi cũng không đủ lao động chăm sóc, năng suất và giá trị gia tăng đều bị ảnh hưởng. Việc tái cơ cấu của ngành nông nghiệp hiện nay cần phải tái cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu lao động, gom lại để giao cho một bộ phận, một nhóm người có điều kiện tổ chức sản xuất” - ông Ngọc nói.

Theo ông Ngọc, động lực cao nhất từ xa xưa của nông dân là “dân cày có ruộng”, ruộng luôn được coi là một tài sản có giá trị. Có nhiều nông dân thấy ruộng không thể nuôi được bản thân và gia đình nhưng về tâm tư họ vẫn coi đây là tài sản của họ và gia đình họ. Do đó, về mặt nào đó ruộng đất vẫn còn có ý nghĩa lớn đối với người nông dân. Một thực trạng hiện nay là có bộ phận nông dân chán ruộng, bỏ ruộng nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều doanh nghiệp, nông dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thu được lợi nhuận, thậm chí có thu nhập cao.

Ông Ngọc cho rằng, chúng ta cần có chính sách khuyến khích gom lại để giao cho những người còn thiết tha, còn tâm huyết với nông nghiệp. Đồng thời, cũng có chính sách đề giúp những người bỏ ruộng thấy không bị thiệt thòi thì mới tích tụ được ruộng đất để tiến tới sản xuất quy mô lớn. Muốn đẩy nhanh được quá trình này, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ, đặc biệt là chính sách liên quan tới đất đai.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 39658

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1053372

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60061695