18:38 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chao đảo thị trường thịt heo 10 tỉ USD

Thứ sáu - 22/03/2019 10:06
Theo ước tính của các công ty nghiên cứu thị trường, thị trường thịt heo nội địa của Việt Nam lên đến trên 10 tỉ USD mỗi năm. Hiện thị trường này đang chịu thiệt hại nặng nề vì bệnh dịch tả heo châu Phi.

thit-heo.jpg

Một hộ nuôi heo ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai dùng vôi để diệt khuẩn, ngăn ngừa mầm bệnh trong trại nuôi (ảnh chụp chiều 14-3) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo Hiệp hội Chăn nuôi, mỗi tháng VN tiêu thụ khoảng 3 triệu con heo nuôi trong nước, tương đương 300.000 tấn.

Thiệt hại 4.000-5.000 tỉ đồng

Trước khi xảy ra dịch bệnh vào đầu tháng 2, giá heo hơi ở mức 55.000 đồng/kg, nay xuống mức 30.000 đồng/kg (miền Bắc) và 43.000 đồng/kg (miền Nam).

Như vậy, thiệt hại do giảm giá heo trong một tháng rưỡi vừa qua lên đến 4.000-5.000 tỉ đồng và con số này sẽ còn tiếp tục tăng. Chưa kể các chi phí về phòng chống dịch bệnh, tiêu độc khử trùng, tiêu hủy.

Ngoài ra, dịch tả heo châu Phi cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng xuất khẩu thịt heo của VN ra thế giới.

Ông Gabor Fluit, tổng giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn De Heus, cho biết kể từ khi VN công bố dịch thì các quốc gia cũng tạm ngưng nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo cho đến khi hết dịch bệnh.

Một số công ty xuất khẩu khác cho rằng kinh nghiệm các quốc gia có bệnh dịch tả heo châu Phi cho thấy phải mất vài ba chục năm mới loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh này. Do đó, việc xuất khẩu heo của VN ra thế giới gần như là đóng cửa trong thời gian tới.

Không chỉ gặp khó cho xuất khẩu, dịch còn tạo điều kiện cho thịt heo từ nhiều quốc gia khác nhập khẩu vào VN, do tâm lý hoang mang của người tiêu dùng cũng như sự thận trọng của các nhà sản xuất thực phẩm trong nước.

Liên tiếp trong những ngày qua đã xuất hiện công văn gửi khách hàng của một số nhà sản xuất thực phẩm lớn tại Hà Nội, Bình Dương về việc ngưng dùng thịt heo trong nước để chế biến thực phẩm.

Thay vào đó, các công ty này dùng thịt heo nhập khẩu từ các nước chưa có dịch tả heo châu Phi. Chưa kể lượng tiêu thụ thịt heo trong bữa ăn hằng ngày do tâm lý e ngại cũng giảm.

Ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng với tình hình dịch bệnh còn phức tạp và kéo dài thì thiệt hại của ngành chăn nuôi không chỉ dừng lại ở mức trên mà còn tăng lên trong thời gian tới.

An toàn sinh học vẫn là số 1

Theo Cục Thú y, dịch tả heo châu Phi liên tiếp xuất hiện ở nhiều địa phương miền Bắc và đang có xu hướng dịch chuyển vào phía Nam, bất chấp nỗ lực phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng và người dân.

Ông Gabor Fluit cho biết thực tế ở miền Bắc nhiều nơi giá heo đã giảm xuống mức 30.000 đồng/kg, trong khi ở miền Nam phổ biến 42.000-43.000 đồng/kg. Mức chênh lệch này vẫn đủ hấp dẫn để các thương lái gom heo từ miền Bắc vào miền Nam tiêu thụ.

Đây chính là nguy cơ rất lớn để mầm bệnh lây lan từ các tỉnh phía Bắc vào Nam trong thời gian tới.

Theo Tổ chức Thú y thế giới và Tổ chức Y tế thế giới, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch tả heo châu Phi là tăng cường các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, sát trùng tiêu độc những nơi nguy cơ cao; tiêu hủy đàn heo có kết quả xét nghiệm dương tính bằng phương pháp chôn; xử lý tiêu hủy thức ăn dư thừa (từ các cơ sở sản xuất thức ăn, sân bay, bến cảng); cấm cho heo ăn thức ăn dư thừa.

Giá heo tiếp tục giảm

Giá heo hơi bán ra nhiều tỉnh phía Nam ngày 14-3 tiếp tục xuống mức 42.000-43.000 đồng/kg, giảm 1.000-2.000 đồng so với 2 ngày trước đó và 15.000 đồng/kg so với trước khi chưa có dịch.

Lượng heo về chợ đầu mối ngày 14-3 ở mức thấp.

Cụ thể Hóc Môn 4.353 con (tương đương 326 tấn), giảm gần 1.000 con so với bình thường; Bình Điền hơn 223 tấn, giảm hơn 70 tấn. Giá heo tại các chợ cũng giảm so với các ngày trước.

 

 tuoitre.vn
 

thit-heo.jpg

Một hộ nuôi heo ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai dùng vôi để diệt khuẩn, ngăn ngừa mầm bệnh trong trại nuôi (ảnh chụp chiều 14-3) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo Hiệp hội Chăn nuôi, mỗi tháng VN tiêu thụ khoảng 3 triệu con heo nuôi trong nước, tương đương 300.000 tấn.

Thiệt hại 4.000-5.000 tỉ đồng

Trước khi xảy ra dịch bệnh vào đầu tháng 2, giá heo hơi ở mức 55.000 đồng/kg, nay xuống mức 30.000 đồng/kg (miền Bắc) và 43.000 đồng/kg (miền Nam).

Như vậy, thiệt hại do giảm giá heo trong một tháng rưỡi vừa qua lên đến 4.000-5.000 tỉ đồng và con số này sẽ còn tiếp tục tăng. Chưa kể các chi phí về phòng chống dịch bệnh, tiêu độc khử trùng, tiêu hủy.

Ngoài ra, dịch tả heo châu Phi cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng xuất khẩu thịt heo của VN ra thế giới.

Ông Gabor Fluit, tổng giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn De Heus, cho biết kể từ khi VN công bố dịch thì các quốc gia cũng tạm ngưng nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo cho đến khi hết dịch bệnh.

Một số công ty xuất khẩu khác cho rằng kinh nghiệm các quốc gia có bệnh dịch tả heo châu Phi cho thấy phải mất vài ba chục năm mới loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh này. Do đó, việc xuất khẩu heo của VN ra thế giới gần như là đóng cửa trong thời gian tới.

Không chỉ gặp khó cho xuất khẩu, dịch còn tạo điều kiện cho thịt heo từ nhiều quốc gia khác nhập khẩu vào VN, do tâm lý hoang mang của người tiêu dùng cũng như sự thận trọng của các nhà sản xuất thực phẩm trong nước.

Liên tiếp trong những ngày qua đã xuất hiện công văn gửi khách hàng của một số nhà sản xuất thực phẩm lớn tại Hà Nội, Bình Dương về việc ngưng dùng thịt heo trong nước để chế biến thực phẩm.

Thay vào đó, các công ty này dùng thịt heo nhập khẩu từ các nước chưa có dịch tả heo châu Phi. Chưa kể lượng tiêu thụ thịt heo trong bữa ăn hằng ngày do tâm lý e ngại cũng giảm.

Ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng với tình hình dịch bệnh còn phức tạp và kéo dài thì thiệt hại của ngành chăn nuôi không chỉ dừng lại ở mức trên mà còn tăng lên trong thời gian tới.

An toàn sinh học vẫn là số 1

Theo Cục Thú y, dịch tả heo châu Phi liên tiếp xuất hiện ở nhiều địa phương miền Bắc và đang có xu hướng dịch chuyển vào phía Nam, bất chấp nỗ lực phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng và người dân.

Ông Gabor Fluit cho biết thực tế ở miền Bắc nhiều nơi giá heo đã giảm xuống mức 30.000 đồng/kg, trong khi ở miền Nam phổ biến 42.000-43.000 đồng/kg. Mức chênh lệch này vẫn đủ hấp dẫn để các thương lái gom heo từ miền Bắc vào miền Nam tiêu thụ.

Đây chính là nguy cơ rất lớn để mầm bệnh lây lan từ các tỉnh phía Bắc vào Nam trong thời gian tới.

Theo Tổ chức Thú y thế giới và Tổ chức Y tế thế giới, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch tả heo châu Phi là tăng cường các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, sát trùng tiêu độc những nơi nguy cơ cao; tiêu hủy đàn heo có kết quả xét nghiệm dương tính bằng phương pháp chôn; xử lý tiêu hủy thức ăn dư thừa (từ các cơ sở sản xuất thức ăn, sân bay, bến cảng); cấm cho heo ăn thức ăn dư thừa.

Giá heo tiếp tục giảm

Giá heo hơi bán ra nhiều tỉnh phía Nam ngày 14-3 tiếp tục xuống mức 42.000-43.000 đồng/kg, giảm 1.000-2.000 đồng so với 2 ngày trước đó và 15.000 đồng/kg so với trước khi chưa có dịch.

Lượng heo về chợ đầu mối ngày 14-3 ở mức thấp.

Cụ thể Hóc Môn 4.353 con (tương đương 326 tấn), giảm gần 1.000 con so với bình thường; Bình Điền hơn 223 tấn, giảm hơn 70 tấn. Giá heo tại các chợ cũng giảm so với các ngày trước.

 

 Theo kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thị trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1081305

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60089628