18:10 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mỗi thương lái thu nhập bằng 30 nông dân!?

Thứ tư - 03/04/2013 21:35
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm 20% thị phần lúa gạo toàn cầu, tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu lại luôn ở mức thấp, khiến thu nhập của nông dân trồng lúa khá bấp bênh. Nhiều chuyên gia ví von, người trồng lúa nước ta chẳng khác nào đứa trẻ đứng trước mâm cỗ mà không được ăn!

Bất hợp lý trong phân chia lợi nhuận

Có một thực tế là, hiện nay, chuỗi giá trị lúa gạo nước ta phát triển mà không có sự định hướng về chất lượng sản phẩm, chưa minh bạch trong điều hành hoạt động xuất khẩu. TS.Steven Jaffee, Điều phối viên Chương trình hợp phần phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định: “Người trồng lúa ở Việt Nam không những ít được hưởng lợi từ những đợt tăng giá xuất khẩu mà còn gánh chịu thiệt hại từ những đợt giá xuất khẩu sụt giảm. Rất ít thương hiệu lúa gạo của Việt Nam được nhận diện trên thị trường quốc tế và sản phẩm không được phân biệt bởi xuất xứ địa lý”. 

Chuỗi giá trị lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay được nhận định là quá dài so với các chuỗi sản phẩm khác và so với chuỗi giá trị lúa gạo ở những quốc gia sản xuất gạo hàng đầu, bởi trong chuỗi này thường có tối thiểu 5- 6 đối tượng tham gia, từ cánh đồng cho tới cảng xuất hàng. Có khoảng 1,46 triệu người trồng lúa ở ĐBSCL gần như cùng bán lúa ra thị trường vào thời điểm thu hoạch. Đáng nói là, hầu như không có cơ sở xay xát nào thu mua lúa trực tiếp từ nông dân, thay vào đó là thu mua từ thương lái. Hiện, đội ngũ thương lái ở ĐBSCL lên tới vài ngàn người.

Ngoài ra, những cơ sở xay xát lúa sơ cấp có khả năng tồn trữ rất hạn chế và đây là một trong những lý do khiến họ không mua lúa trực tiếp từ nông dân.

Ngay cả phân khúc xay xát cũng chia thành 2 giai đoạn (đôi khi 3) cho nhiều đối tượng: đầu tiên là xát vỏ thóc, sản phẩm trung gian sau đó được chở tới các nhà máy xay xát lớn hơn để sản xuất gạo trắng, rồi đánh bóng để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chính vì con đường đi của gạo phải qua nhiều khâu nên lượng gạo rơi vãi khi bốc vác lên ghe thuyền, chuyển từ ghe vào kho và ngược lại là khá lớn. Nghiên cứu cho thấy, chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL hàng năm thất thoát khoảng 600 triệu USD, đây thực sự không phải là số tiền nhỏ. 

Nghiên cứu của WB cho thấy, tổng lợi nhuận của toàn chuỗi sản xuất - thương mại lúa gạo chỉ đạt 1.288 đồng/kg, tức khoảng 14% giá xuất khẩu. Phân chia lợi nhuận trên 1kg gạo được đúc kết như sau: nông dân trồng lúa hưởng lợi 507 đồng, thương lái thu mua 280 đồng, nhà máy xay xát 50 đồng, người vận chuyển 29 đồng, nhà xuất khẩu 422 đồng. Mặc dù người vận chuyển lúa gạo chỉ nhận được 29 đồng/kg nhưng mỗi cơ sở vận chuyển tới 8.550 tấn gạo/năm nên lợi nhuận của họ là 248 triệu đồng/hộ. Bình quân mỗi thương lái thu mua khoảng 1.700 tấn gạo/năm nên lợi nhuận lên tới 476 triệu đồng/hộ. Trong số gần 200 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu gạo thì có khoảng 30 DN lớn, lượng xuất từ 100.000 tấn trở lên, lợi nhuận bình quân 42 tỷ đồng/DN/năm. 

WB phân loại đối tượng người trồng lúa ở ĐBSCL ra làm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm khoảng 300.000 hộ nông dân sản xuất lúa quy mô lớn, diện tích canh tác bình quân 2,5 ha/hộ (chiếm 20% số nông dân trồng lúa), khối lượng lúa thu hoạch 28 tấn/hộ/năm, tính ra lợi nhuận của mỗi hộ cũng chỉ đạt 14,4 triệu đồng/năm. Nhóm 2 là 80% số hộ nông dân còn lại, có diện tích đất canh tác bình quân 0,5 ha/hộ, lợi nhuận từ hạt gạo chỉ đạt bình quân 200.000 đồng/người/tháng. 

VFA, phải có đại diện người trồng lúa

Tính toán của WB chưa tính đến khoản tiền “khổng lồ” mà Nhà nước đã và đang đầu tư cho hệ thống hạ tầng sản xuất lúa gạo như: thủy lợi, đường sá... Ở cấp độ chính sách, giá trị của hạt gạo cần tính đến các chi phí không đo lường được, bao gồm khấu hao của hạ tầng thủy lợi và hệ thống quản lý thủy lợi, chi phí đất đai, nhân công và các nguồn lực khác. Đặc biệt, cần tính đến tác động tiêu cực đến môi trường do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. 

Báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” do Tổ chức Oxfam đưa ra mới đây nhận định: “Cho dù Việt Nam có những thành tựu ấn tượng trong xuất khẩu nông sản, thế nhưng nông dân vẫn khắc khoải về tương lai. Thu nhập của người trồng lúa hầu như không được cải thiện, thậm chí còn giảm. Nhiều nông dân đang có tâm trạng như đứa trẻ đứng trước mâm cỗ mà không được ăn. Đất trồng lúa thoái hóa, nhiều sâu hại và bệnh dịch hơn, giá cả thị trường biến động, rủi ro thời tiết bất lợi gia tăng… là vô vàn những vấn đề gây thêm nhiều sức ép đối với nông dân”.

Những bất cập trong chuỗi sản xuất – tiêu thụ ngành hàng lúa gạo có trách nhiệm rất lớn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Đơn cử, từ khi Nhà nước có chính sách tạm trữ lúa gạo, cứ mỗi khi bắt đầu vào mùa thu hoạch là các DN đồng loạt giảm thu mua lúa gạo để giá hạ xuống, rồi tiếp đến là VFA kiến nghị Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng cho DN vay vốn ưu đãi để thu mua tạm trữ. Các DN thu mua hết lúa gạo với giá thấp, khi nông dân không còn lúa để bán thì giá lúa mới tăng lên, lúc đó DN được hưởng lợi ba bề bốn bên, vừa mua được lúa với giá thấp, vừa hưởng lãi suất ưu đãi, trong khi nông dân chưa được hưởng lợi nhiều từ chính sách thu mua tạm trữ lúa của Nhà nước. 

Ông Lê Quốc Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: “Tiếng nói của nông dân quá yếu ớt, bị VFA phớt lờ. Cần phải hạn chế tiêu cực trong cách điều hành để tạo ra thế trận chung cho cả nông dân sản xuất lúa và các DN tiêu thụ gạo”. 

Còn theo ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), vấn đề cấp thiết là phải “cải tổ” ngay bộ máy của VFA. Trong thành phần lãnh đạo VFA phải có đại diện của Hội Nông dân để bảo vệ quyền lợi cho nông dân, làm đối trọng với các DN (đại diện Hội Nông dân nên giữ chức Phó chủ tịch VFA).

Chu Khôi (kinhtenonghton.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 180


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1080469

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60088792