19:41 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xung quanh việc giá điện tăng

Thứ hai - 09/07/2012 13:25
Mặc dù trong thông báo của mình, EVN khẳng định đợt tăng giá điện lần này chỉ khoảng 5% nên sẽ tác động không lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì đợt tăng giá này sẽ khiến không ít người cảm thấy lo lắng. Niềm vui không trọn vẹn

 
Kể từ khi giá điện được điều chỉnh tăng 5% (từ ngày 1/7), đã có nhiều ý kiến phân tích việc EVN tăng giá điện vào thời điểm này là không phù hợp. Nhiều người cho rằng, việc giá xăng giảm liên tục trong thời gian vừa qua là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên mừng chưa được lâu thì giá điện lại tăng khiến niềm vui không trọn vẹn. 
 
Theo các chuyên gia, việc EVN tăng giá điện còn làm ảnh hưởng tới chính sách giãn thuế VAT, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp của Chính phủ. Doanh nghiệp vừa mừng vì được Nhà nước cho giãn giảm thuế để bù chi phí vốn thì nay lại phải đối mặt với việc tăng giá điện nên tính ra cũng không được lợi là mấy.
 

 
 Nhiều ý kiến cho rằng việc EVN tăng giá điện vào thời điểm này là không phù hợp
 (Ảnh minh họa, nguồn: baohaiquan.vn)
Đánh giá của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, trong khi các doanh nghiệp đang gặp phải khá nhiều vướng mắc trong việc giải quyết sản phẩm tồn kho thì nay lại phải đối mặt với việc tăng giá điện khiến khó khăn càng tăng thêm. Theo tính toán đối với doanh nghiệp của ngành thép, với tình hình hiện nay, giá điện hiện chiếm 6 - 7% giá thành sản xuất thì chi phí từ tiền điện đội lên là điều trông thấy, trong khi các doanh nghiệp lại không thể tăng giá bán thép bởi sức mua thấp, do đó bài toán lấy gì để bù đắp vào chi phí tăng thêm này đang còn “bí” lời giải. 


Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2012, phần lớn các doanh nghiệp đều thua lỗ do sức tiêu thụ của thị trường vẫn chưa thể khởi sắc. Và với một lĩnh vực sản xuất đòi hỏi phải tiêu thụ lượng điện năng lớn như xi-măng thì chi phí hàng tháng cũng sẽ bị đội lên đáng kể.
 
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, điện là yếu tố đầu vào của hàng loạt ngành sản xuất nên tác động từ việc tăng giá sẽ thấy sau vài tháng tiếp theo, tác động có thể sẽ lớn hơn rất nhiều so với những gì mà EVN đã dự báo.
 
Việc tăng giá của EVN không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân đặc biệt là sinh viên. Bởi mỗi lần tăng giá điện các chủ phòng trọ đều tìm cách để nâng giá thuê trọ.
 
Anh Đoàn Tiến Hưng trọ tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, hiện anh ở trọ với mức tiền điện là 4.000/kW, tiền nước là 25.000/khối, bây giờ tăng thêm giá điện thì với mức lương cơ bản như hiện nay không biết phải xoay sở cuộc sống như thế nào?
 
Giá điện tăng kéo theo các mặt hàng khác tăng giá?
 
Do điện là yếu tố đầu vào của hàng loạt các ngành sản xuất nên việc tăng giá điện sẽ khiến cho người dân phải chịu tác động kép khi mà giá cả hàng hóa và các dịch vụ khác có thể cũng tăng theo giá điện. 
 
Tuy nhiên hầu hết các đại diện siêu thị đều cho hay kể từ khi giá điện mới được áp dụng, họ vẫn không có chủ trương tăng giá bán các loại mặt hàng. Mặt khác hiện nay, do đa số các siêu thị đều sử dụng công nghệ hiện đại, theo phương thức siêu thị xanh nên cũng đã cắt giảm được khá nhiều mức tiêu hao điện năng.
 

 
 Các mặt hàng điện máy vẫn giữ nguyên giá bán (Ảnh minh họa: VT)

Mặc dù phải gánh thêm một phần chi phí phát sinh do giá điện tăng nhưng việc tăng giá thành sản phẩm vào lúc này là điều mà không dễ dàng gì, bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và hoạt động mua sắm của khách hàng. Do đó, các siêu thị hiện nay đều lựa chọn các biện pháp nhằm tiết kiệm điện và tự cắt bớt một phần lợi nhuận để bù vào phần chi phí do giá điện tăng thêm.
 
Không những thế, qua khảo sát của chúng tôi, một số mặt hàng tươi sống và hàng khô đang có xu hướng giảm giá. Với các mặt hàng điện máy như tivi, tủ lạnh, máy tính…các siêu thị còn liên tục tung ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích thích người mua.
 
Ông Trần Xuân Kiên - Tổng Giám đốc siêu thị điện máy Trần Anh (Hà Nội) cho biết trong bối cảnh hiện nay, việc tăng giá điện ắt sẽ ảnh hưởng thu nhập, tuy nhiên do chi phí tiền điện phát sinh nên việc tăng giá cũng không bù lại được bao nhiêu mà còn khiến nhiều người tiết giảm mua sắm các đồ điện máy, thậm chí là không mua nữa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh.
 
VT
Nguồn: dangcongsan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1083737

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60092060