02:01 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chế biến nông sản 'hụt hơi'?

Thứ hai - 05/11/2018 22:03
TP - Là nước sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản khá mạnh, nhưng khâu chế biến và bảo quản nhiều loại nông sản ở nước ta chỉ đạt mức trung bình của thế giới, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng...
Chế biến nông sản 'hụt hơi'?

Chế biến nông sản 'hụt hơi'?

Giá trị gia tăng thấp

Hơn 30 năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã có bước phát triển khá. Cả nước đã hình thành và phát triển được một hệ thống công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản có công suất thiết kế lên đến 100 triệu tấn nguyên liệu/năm. Có trên 7.500 doanh nghiệp (DN) quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, trong đó có hơn 2.600 cơ sở chế biến nông sản, hơn 760 cơ sở chế biến thủy sản... Ngoài ra, còn hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình sơ chế và chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa.
 
Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, trình độ công nghệ chế biến nông sảncủa nước ta chưa cao, tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn thấp, chủng loại chưa phong phú. Hệ số đổi mới thiết bị những năm qua chỉ ở mức 7%/năm (bằng 1/2-1/3 mức tối thiểu của nhiều nước khác). Trình độ công nghệ chế biến một số mặt hàng nông sản 80% ở mức trung bình trở xuống. Các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 80% sản lượng). 

Ông Nguyễn Quốc Toản - Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết nhìn chung công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình của thế giới, dù vẫn có một số ngành hàng có công nghệ hiện đại. Cụ thể, với ngành rau quả, sản lượng sản xuất cả nước đạt trên 25 triệu tấn/năm, nhưng hiện chỉ có 150 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp tập trung, với tổng công suất thiết kế chỉ 1 triệu tấn/năm. Còn với thủy sản, năm 2017 cả nước sản xuất 7 triệu tấn nhưng sản lượng được đưa vào chế biến chỉ 4,5 triệu tấn. Về lúa gạo, cả nước hiện có 580 cơ sở xay xát quy mô công nghiệp với công suất 10 triệu tấn/năm và có tổng công suất kho chứa bảo quản lúa gạo đạt 7 triệu tấn.
 
Cơ sở chế biến nông sản phần lớn quy mô nhỏ và vừa (chiếm 90%), trình độ công nghệ thấp, xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá trị gia tăng chưa cao. Theo ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), năng lực sấy lúa và bảo quản lúa sau thu hoạch nhiều nơi còn hạn chế do thiếu nhà máy sấy và kho dự trữ lúa. Phần lớn kho của DN hiện nay là kho chứa gạo, trong khi dự trữ lúa mới để được lâu, còn lúa xay ra gạo sau 3 tháng thường bị xuống màu, giảm chất lượng. 

Cần cơ chế thu hút đầu tư

Với nhiều ngành hàng, công nghiệp chế biến chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí đang là “nút thắt” trong chuỗi giá trị, một số ngành hàng khâu chế biến chỉ mới sử dụng 5-10% sản lượng sản xuất ra. Phần lớn DN còn thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn vay lãi suất thấp, trong khi để chế biến ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao cần vốn đầu tư lớn và công nghệ phức tạp.
Theo nhiều địa phương và DN, nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn để thu hút các tổ chức, cá nhân tăng cường đầu tư phát triển chế biến, bảo quản nông sản và liên kết với nông dân để xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu ổn định. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại và mở rộng thị trường quốc tế. 
 
Theo ông Phạm Thái Bình, để nâng cao giá trị ngành lúa gạo, nhà nước cần có thêm các cơ chế, chính sách ưu đãi về vốn để khuyến khích DN tăng cường liên kết với nông dân trong xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao, gắn với đầu tư xây dựng các hệ thống sấy lúa, chứa lúa và các dây chuyền chế biến hiện đại. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng, năng lực dự trữ, bảo quản sản phẩm để chủ động bán ra thị trường vào thời điểm có lợi về giá.

Ông Cao Văn Hóa - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang kiến nghị Bộ NN&PTNT và các bộ ngành hỗ trợ các địa phương mời gọi nhà đầu tư phát triển chế biến nông sản. Đặc biệt, hỗ trợ kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trái cây vì cây ăn trái còn nhiều tiềm năng, triển vọng phát triển, sớm ban hành danh mục các loại chất, hóa chất được sử dụng làm chín trái cây, tạo điều kiện cho các DN tham gia các hội chợ quốc tế để quảng bá nông sản, mở rộng thị trường...

Theo tienphong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 225

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 220


Hôm nayHôm nay : 27203

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1040917

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60049240