10:22 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây vụ Đông

Thứ năm - 05/12/2019 10:22
KTNT Hôm nay (5/12), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây vụ Đông vùng Đồng bằng sông Hồng”.

 Phó Giám đốc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Kim Văn Tiêu phát biểu tại diễn đàn

Tại Diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh: Thời gian qua, tình trạng mất mùa, được giá là do khâu liên kết trong sản xuất chưa được thực hiện hiệu quả. Diễn đàn lần này sẽ tập trung trao đổi về nhiều vấn đề trong liên kết sản xuất. Tại sao phải liên kết, liên kết sản xuất như thế nào, làm gì để  xây dựng mối liên kết bền vững. Đối với sản xuất, nông dân sản xuất cái gì, sản xuất theo tiêu chuẩn nào để nâng cao giá trị; xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm… Qua đó, nhằm giúp nông dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp.
 
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam: Trong những năm qua, Hà Nam luôn quan tâm đến phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế. Hà Nam đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, hướng trọng tâm vào khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông sản sạch… Đối với vụ Đông, xu hướng ngày càng bị thu hẹp diện tích do phải đổi mặt với nhiều khó khăn.
 

 Các đại biểu xem các sản phẩm vụ Đông của Hà Nam

 
Đại diện Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chia sẻ: Việc chưa quan tâm đến tài sản vô hình là thương hiệu, chưa định vị thật rõ thị trường khách hàng mục tiêu và thiếu niềm tin vào giá trị gia tăng do thương hiệu tạo ra đã cản trở việc đầu tư và phát triển thương hiệu nông sản.
 
Để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp, cần có định hướng rõ ràng, có lộ trình lâu dài. Cần ưu tiên các chính sách tín dụng, chính sách thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp, nhất là các sản phẩm có thế mạnh; xây dựng chương trình tổng thể về phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam; tăng cường chính sách tích tụ ruộng đất, các cơ chế tạo quỹ đất công, đất sạch để phục vụ công tác thiết lập vùng sản xuất; phát triển hệ thống xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm có thương hiệu…
 
Tại diễn đàn, các đại biểu đến từ doanh nghiệp đã chia sẻ với nông dân và HTX những giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong liên kết sản xuất. Theo đó, nông dân cần xây dựng kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, dự báo tốt sản lượng cung ứng, không nên sản xuất tự phát, chú trọng sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng. 

Diễn đàn cũng là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp đánh giá và rút kinh nghiệm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân; Giải đáp những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong liên kết phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng.

 Hà Nam
 

 Phó Giám đốc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Kim Văn Tiêu phát biểu tại diễn đàn

Tại Diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh: Thời gian qua, tình trạng mất mùa, được giá là do khâu liên kết trong sản xuất chưa được thực hiện hiệu quả. Diễn đàn lần này sẽ tập trung trao đổi về nhiều vấn đề trong liên kết sản xuất. Tại sao phải liên kết, liên kết sản xuất như thế nào, làm gì để  xây dựng mối liên kết bền vững. Đối với sản xuất, nông dân sản xuất cái gì, sản xuất theo tiêu chuẩn nào để nâng cao giá trị; xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm… Qua đó, nhằm giúp nông dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp.
 
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam: Trong những năm qua, Hà Nam luôn quan tâm đến phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế. Hà Nam đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, hướng trọng tâm vào khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông sản sạch… Đối với vụ Đông, xu hướng ngày càng bị thu hẹp diện tích do phải đổi mặt với nhiều khó khăn.
 

 Các đại biểu xem các sản phẩm vụ Đông của Hà Nam

 
Đại diện Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chia sẻ: Việc chưa quan tâm đến tài sản vô hình là thương hiệu, chưa định vị thật rõ thị trường khách hàng mục tiêu và thiếu niềm tin vào giá trị gia tăng do thương hiệu tạo ra đã cản trở việc đầu tư và phát triển thương hiệu nông sản.

Để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp, cần có định hướng rõ ràng, có lộ trình lâu dài. Cần ưu tiên các chính sách tín dụng, chính sách thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp, nhất là các sản phẩm có thế mạnh; xây dựng chương trình tổng thể về phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam; tăng cường chính sách tích tụ ruộng đất, các cơ chế tạo quỹ đất công, đất sạch để phục vụ công tác thiết lập vùng sản xuất; phát triển hệ thống xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm có thương hiệu… 
 
Tại diễn đàn, các đại biểu đến từ doanh nghiệp đã chia sẻ với nông dân và HTX những giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong liên kết sản xuất. Theo đó, nông dân cần xây dựng kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, dự báo tốt sản lượng cung ứng, không nên sản xuất tự phát, chú trọng sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng. 

Diễn đàn cũng là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp đánh giá và rút kinh nghiệm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân; Giải đáp những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong liên kết phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 210


Hôm nayHôm nay : 48280

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1061994

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60070317