22:35 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa: Còn nhiều khó khăn

Thứ bảy - 16/06/2018 23:59
Ngoại thành Hà Nội đang vào vụ thu hoạch lúa xuân và để xử lý rơm rạ, nhiều nông dân đã chọn cách đốt ngay tại ruộng. Việc làm này gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng xấu tới môi trường. Hiện, TP Hà Nội đang xây dựng mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ” vào năm 2020, song để triển khai còn nhiều khó khăn do nhận thức về tác hại của đốt rơm rạ chưa cao, chế tài xử lý còn thiếu, đặc biệt là chưa có cách xử lý hiệu quả lượng rơm rạ phát sinh.
Trên địa bàn huyện Đan Phượng, khoảng hai tuần gần đây, sau khi thu hoạch lúa vụ xuân, bà con thường đốt bỏ rơm rạ. Vào buổi chiều, tối, trên các cánh đồng mới thu hoạch lúa xuân, khói đốt rơm rạ mù mịt, khiến các phương tiện lưu thông trên đường bị hạn chế tầm nhìn. Ngày nắng nóng, khói do đốt rơm càng làm không khí thêm ngột ngạt, khó thở. Không riêng Đan Phượng, tình trạng này còn phổ biến ở nhiều huyện khác như: Đông Anh, Hoài Đức, Quốc Oai, Thanh Oai...

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), ước tính mỗi năm, TP Hà Nội phát sinh khoảng 1 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp. Song hằng năm, chỉ khoảng 8% lượng rơm rạ được dùng để trồng nấm, 14% làm thức ăn cho gia súc, 17% làm phân bón/lót chuồng, 8% dùng đun nấu... Tính tổng cộng, mỗi năm, TP Hà Nội đốt bỏ khoảng 296 nghìn tấn rơm rạ, tập trung chủ yếu ở các huyện ven đô. Dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, đốt rơm rạ tạo ra nhiều khí độc hại; đặc biệt là khí CO2 phát sinh từ đốt rơm rạ hằng năm ở Hà Nội ước khoảng 273 nghìn tấn. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đốt rơm rạ. Bà Nguyễn Thị Bích ở xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng) cho biết, trước kia không có bếp gas, bếp điện, củi ít... nên rơm rạ được mang về đánh đống để dùng đun nấu. Khi đời sống được nâng lên, rơm không còn được dùng đun nấu phục vụ sinh hoạt hằng ngày nữa nên người dân chọn cách đốt bỏ. Còn theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Tịnh, sau mỗi vụ sản xuất, lượng rơm rạ phát sinh rất lớn, nhiều nông dân lúng túng trong xử lý nên chọn giải pháp đốt. Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết thêm, huyện xây dựng đề án dùng rơm rạ để trồng nấm nhưng mô hình vẫn còn nhỏ, chưa phát triển rộng, lượng rơm thu gom để sử dụng không đáng kể.
 

 

Tại xã Minh Khai (huyện Hoài Đức), rơm được tận dụng làm nguyên liệu sản xuất nấm. Ảnh: Giang sơn

Tại Hà Nội, Sở NN&PTNT đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu (phủ rơm lên mặt luống khoai). Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các huyện, thị xã hỗ trợ nông dân xử lý rơm rạ bằng các chế phẩm sinh học để làm phân bón... Tuy nhiên, lượng rơm rạ được tái sử dụng chưa nhiều.

Để khắc phục tình trạng đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch, Hà Nội đang xây dựng mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ” vào năm 2020. Trong đó, lộ trình là năm 2018 sẽ xây dựng “Phường, xã không đốt rơm rạ”; năm 2019 là “Quận, huyện không đốt rơm rạ”. Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết đã hướng dẫn 20 quận, huyện, thị xã còn trồng lúa lập kế hoạch, giải pháp hạn chế đốt rơm rạ. Hiện huyện Đông Anh và Đan Phượng đã được chọn để thí điểm mô hình “Phường, xã không đốt rơm rạ”, phát chế phẩm sinh học miễn phí cho các hộ dân để xử lý rơm rạ làm phân bón; liên hệ với 6 đơn vị thu mua rơm rạ về trồng nấm, làm thức ăn gia súc...; phối hợp với Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng lựa chọn một số xã trên địa bàn huyện Đông Anh để hỗ trợ xây dựng khu vui chơi cho trẻ em bằng các sản phẩm tái chế từ rơm rạ...

Tuy nhiên, theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái, để tiến tới mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ" còn rất nhiều khó khăn, như: Nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ đến đời sống, sức khỏe và môi trường còn hạn chế; Nhà nước chưa có các quy định, chế tài cụ thể đối với việc đốt rơm rạ; quyết tâm "vào cuộc" của nhiều địa phương trong việc xử lý triệt để việc đốt rơm rạ chưa cao... Trong khi đó, các doanh nghiệp thu mua đòi hỏi chất lượng rơm; độ ẩm, rơm phải được cuộn chặt và vận chuyển bảo đảm đúng yêu cầu trong khi công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng lại chưa thể đáp ứng...

Trước tình trạng đốt rơm rạ còn khá phổ biến, để hoàn thành mục tiêu thành phố đặt ra đến năm 2020 “Thành phố không đốt rơm rạ” và tránh lãng phí tài nguyên; đồng thời, giảm ô nhiễm môi trường từ rơm rạ, rất cần sự chung tay nỗ lực của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân. Chỉ khi nào nhận thức rõ giá trị của rơm rạ, có cách tái sử dụng, xử lý rơm rạ hiệu quả, khi đó mới không còn tình trạng đốt bỏ rơm rạ trên những cánh đồng sau mỗi vụ thu hoạch.
 
 
Nguyễn Mai/hanoimoi.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xử lý, rơm rạ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 180


Hôm nayHôm nay : 43306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1030408

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60038731