00:36 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kết nối sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ ba - 14/08/2018 22:11
Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế với kim ngạch duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, để giữ ổn định, hướng tới tăng trưởng xuất khẩu bền vững, cần một chiến lược bài bản từ mỗi doanh nghiệp (DN), ngành hàng và cả cơ quan quản lý nhà nước để kết nối sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó nâng cao được chuỗi giá trị sản phẩm để tăng trưởng xuất khẩu bền vững.
May áo xuất khẩu ở Công ty cổ phần Tổng công ty may Bắc Giang (Bắc Giang). Ảnh: TRẦN GIANG

May áo xuất khẩu ở Công ty cổ phần Tổng công ty may Bắc Giang (Bắc Giang). Ảnh: TRẦN GIANG

Doanh nghiệp trong nước còn mờ nhạt

Các chuyên gia kinh tế nhận định, tiếp nối thành công của năm 2017, khi lần đầu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 214 tỷ USD, năm nay xuất khẩu tiếp tục có khả năng tăng trưởng cao khi các cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng giúp thuế xuất khẩu giảm sâu. Bên cạnh đó, những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, góp phần khơi thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh trong nước, tạo động lực xuất khẩu.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp một số vướng mắc khiến hoạt động xuất khẩu phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá, Việt Nam đã hội nhập thành công vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng mới chỉ tham gia chuyên sâu vào các hoạt động sản xuất công nghiệp ở công đoạn cuối cùng, có giá trị gia tăng (GTGT) thấp và kết nối trong nước yếu. Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào DN FDI (chiếm hơn 70% tổng kim ngạch), sự tham gia của DN trong nước vẫn mờ nhạt và hạn chế, còn thiếu vắng các DN đủ hiệu quả về quy mô, năng lực để tham gia vào các chuỗi. Hiện chỉ có khoảng 300 DN đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng, nhưng cũng dừng ở mức độ cung ứng thay thế, không phải sản xuất; trong đó, khoảng 2% là DN lớn, 2 đến 5% là DN vừa, còn lại đều là nhỏ hoặc siêu nhỏ. Vấn đề của chính DN Việt Nam là thiếu kỹ năng lao động, quản lý, ít đổi mới công nghệ, khó tiếp cận tài chính. Ðiều này đã khiến quá trình sản xuất của các DN Việt Nam thiếu gắn kết vào chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, hợp tác kinh doanh chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng chiếm 29,5% và sản xuất hàng hóa, dịch vụ chiếm 24,8%. Khâu phát triển sản phẩm mới ít có sự hợp tác. Mối liên kết ngược và xuôi còn hạn chế, không tạo được hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI với DN Việt Nam. Quan trọng hơn là thiếu các chính sách và hạ tầng hỗ trợ liên kết, vai trò của các khu/cụm công nghiệp trong kết nối kinh doanh rất hạn chế. Ðây cũng chính là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa khối DN trong nước và DN FDI.

Cải cách toàn diện

Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ hoặc tiếp tục xuất khẩu tập trung vào gia công, lắp ráp GTGT thấp, hoặc đa dạng hóa và vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu để tham gia vào công đoạn đem lại GTGT cao hơn. Theo các chuyên gia, muốn nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm để tăng trưởng xuất khẩu bền vững, Việt Nam phải có gói cải cách toàn diện theo chiều ngang và dọc ở các ngành cụ thể, triển khai theo một lộ trình toàn diện xuyên suốt nhiều khía cạnh. Cần tăng liên kết trong nước với nước ngoài, giữa DN xuất khẩu với DN cung cấp đầu vào trong nước, bởi khả năng kết nối của quốc gia với thị trường toàn cầu về hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động là yếu tố chính để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Song song, các DN cần nâng cao mức độ linh hoạt và khả năng nắm bắt cơ hội thị trường, nhất là trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi, từ đó đề ra chiến lược tốt, cạnh tranh tập trung vào chất lượng, hiệu quả. Chủ động nâng cao những kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý, hướng tới đạt được năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo hiệu quả nhất.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải cho rằng: Ðể hướng tới xuất khẩu bền vững, cần có nhiều giải pháp toàn diện, như: Thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu, nâng cao GTGT; tiếp tục đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định. Ðẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu và tiếp tục tiến trình cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu. Xây dựng các chuỗi sản phẩm phù hợp nhằm góp phần gia tăng giá trị cho hàng hóa xuất khẩu, trong đó phải tập trung nâng cao giá trị và xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu.

Nhằm tạo khung khổ pháp lý hướng tới xuất khẩu bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, giải pháp chủ yếu, xuyên suốt của đề án là tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu. Thí dụ các sản phẩm công nghiệp sẽ chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có GTGT cao hơn trong chuỗi giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh khung khổ pháp lý do Nhà nước ban hành, các giải pháp này chỉ hiệu quả khi đội ngũ DN thật sự vào cuộc, chủ động các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới quản trị DN... sẵn sàng cho sân chơi lớn với tư cách là đối tác của các DN, tập đoàn lớn trên thế giới.

 

 

NGUYỆT BẮC/http://www.nhandan.com.vn/
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xuất khẩu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 26322

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1094806

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60103129