19:12 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biển gọi xuân về…

Thứ năm - 23/01/2020 11:44
Dọc theo con đường ven biển Hà Tĩnh, tôi nghe rõ những tiếng cười giòn tan của những ngư dân quen “ăn sóng nói gió”. Luôn khát khao vươn khơi, bám biển làm giàu, góp phần giữ vững chủ quyền, họ đã có một năm thắng lợi nhờ sự hào phóng của mẹ biển.

Biển gọi xuân về…

Năm nay trời yên, biển lặng, ngư dân Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên có điều kiện vươn khơi, bám biển mang về nguồn thu khá

Dạt dào “lộc biển”

Ngư dân Trương Quang Thủy (thôn Tân Trung Thủy, xã Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên) phấn khởi: “Năm nay trời yên, biển lặng, ngư dân chúng tôi có điều kiện vươn khơi, bám biển. Ngư trường dồi dào, nghề bóng ghẹ, ốc hương mang về cho tôi nguồn thu khá. Thế là có điều kiện sắm sửa, trang hoàng để đón cái tết sung túc bên gia đình”.

“Cẩm Lộc có hơn 130 tàu thuyền, trong đó có khoảng 40 tàu đánh bắt xa bờ. Nhờ quản lý nghề cá chặt chẽ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản nên sản lượng khai thác của xã đạt cao nhất từ trước đến nay. Với hơn 1.000 tấn hải sản các loại (tăng 30% so với năm trước), trị giá gần 150 tỷ đồng. Bà con ngư dân rất phấn khởi sau một năm dong thuyền, bám biển vươn khơi...” - Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tuân chia sẻ.

Biển gọi xuân về…

Ngư dân Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) “kiếm” hàng tỷ đồng từ khai thác xa bờ

Vùng biển Kỳ Hà (TX Kỳ Anh) là cái “nôi” của Hà Tĩnh về đánh bắt xa bờ hiệu quả. Bà con ngư dân ở đây không chỉ cần cù, chịu khó mà còn năng động chuyển đổi nghề theo mùa vụ. Nghề câu khơi, nghề lồng bẫy của ngư dân Kỳ Hà luôn cho tàu cách bờ 200 - 300 hải lý đánh bắt những loại hải sản có giá trị kinh tế cao, mỗi năm kiếm nhiều tỷ đồng từ cá cam, cá mú, cá trổng, cá sơn đá.

Ngư dân Trần Mạnh Phương - chủ tàu có công suất gần 500 CV ở thôn Hải Hà, xã Kỳ Hà tâm sự: Vươn khơi đồng nghĩa đối mặt với hiểm nguy, rủi ro trên biển. Để đối phó với triều cường, bão tố, chúng tôi liên kết tương trợ lẫn nhau theo mô hình tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển. Mỗi chuyến đi biển từ 7 - 10 ngày, tàu của tôi cũng như những ngư dân ở đây đều thu về bình quân gần 150 triệu đồng, mỗi lao động trên tàu “lĩnh” từ 10 - 15 triệu đồng.

Biển gọi xuân về…

Nhiều loại hải sản có giá trị được ngư dân “săn” bắt nâng cao thu nhập

Cùng với Cẩm Xuyên, TX Kỳ Anh, các huyện ven biển như: Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà..., mỗi chuyến vươn khơi, tàu nào thuyền ấy cá mực đầy khoang nên bà con ngư dân tràn ngập niềm vui khi xuân về.

Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay: Trong năm qua, chi cục tập trung chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản theo hướng phát triển các nghề có tính chọn lọc cao, vươn khơi bám biển lâu ngày, đánh bắt các loài hải sản có giá trị. Đến nay, toàn tỉnh đã có 120 tàu chuyển đổi sang làm nghề bóng ghẹ, nghề bóng mực kết hợp câu khơi đạt hiệu quả cao. Tổng sản lượng khai thác hải sản năm 2019 ước đạt trên 35.000 tấn (bằng 102,9% kế hoạch), tăng 5% so với năm 2018.

Biển gọi xuân về…

Khát vọng vươn khơi

Phó Giám Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Lê Đức Nhân cho biết, toàn tỉnh có gần 4.000 tàu thuyền khai thác hải sản, nhưng trong đó chỉ có hơn 146 tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Đây là một con số khá “khiêm tốn” đối với lợi thế 137 km bờ biển, 4 cửa lạch. Bởi vậy, chiến lược của Hà Tĩnh sẽ phát triển tàu đánh bắt xa bờ, khai thác những loại hải sản có giá trị kinh tế cao nhằm mang lại hiệu quả, phát triển bền vững.

Biển gọi xuân về…

Ngư dân Hà Tĩnh luôn mong trời yên, biển lặng để vươn khơi bám biển

“Khát vọng vươn khơi” không chỉ nâng cao đời sống ngư dân mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển; đảm bảo khai thác, phát triển phù hợp với thời kỳ hội nhập. Để thực hiện chiến lược mới, ngành đã xây dựng hệ thống tổng hợp các giải pháp đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực từ cơ chế, chính sách đến nguồn vốn, quy hoạch… với sự tham gia của các địa phương cũng như các ngành liên quan. Trong đó, chú trọng xây dựng quy hoạch khai thác phù hợp với từng địa phương cụ thể về cơ cấu số lượng, chủng loại tàu, cơ cấu nghề hợp lý ở các vùng biển.

Biển gọi xuân về…

Biển đã mang xuân về với ngư dân các vùng bãi ngang Hà Tĩnh

Biển đã gọi xuân về. Bên mâm cơm đoàn viên cuối năm nơi vùng bãi ngang, chúng tôi còn nghe những quyết tâm của ngư dân sẽ đầu tư, cải hoán tàu lớn, chuyển đổi nghề khai thác để vươn khơi, bám biển. Đây là dấu hiệu vui và là động lực lớn để người dân vùng biển ra sức phát triển kinh tế và bảo vệ vững chắc biển đảo quê hương.

Theo Hữu Trung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1082645

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60090968