23:32 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành » Các ngành khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh quyết tâm hoàn thành công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ

Thứ năm - 28/03/2019 03:14
Đến nay đã chuyển đổi mô hình quản lý 115 chợ/127 chợ, đạt 90,5% so với kế hoạch giao tại Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 19/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


Việc thực hiện chuyển đổi mô hình sang doanh nghiệp, hợp tác xã (DN/HTX) quản lý đã mang lại hiệu quả rõ nét về mặt xã hội, tách bạch chức năng quản lý nhà nước, tăng thu ngân sách, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của thương nhân và người tiêu dùng, đảm bảo tốt hơn các điều kiện về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ… Toàn tỉnh đã huy động trên 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ góp phần đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của bà con nhân dân, đặc biệt là tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác và đầu tư xây dựng chợ vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như: Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ; chưa đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho DN/HTX trong quản lý và phát triển chợ. Việc thực hiện chuyển đổi mô hình sang DN/HTX quản lý tại một số chợ còn mang tính hình thức, phương thức hoạt động của một số HTX quản lý chợ còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chủ trương xã hội hóa đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ còn hạn chế nên vẫn xảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, không đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn...

Từ những kết quả đã đạt được và những tồn tại hạn chế, thời gian tới để công tác xã hội hóa đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn phát huy hiệu quả cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành; đặc biệt là chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã.

Sở Công Thương tiếp tục chủ động làm việc với UBND cấp huyện để tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ tại các địa phương. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý chợ và các quy định có liên quan cho cán bộ quản lý chợ kết hợp tham quan thực tế tại các chợ đã chuyển đổi thành công trên địa bàn; tập huấn văn minh thương mại, văn hóa ứng xử trong kinh doanh cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành nội dung phối hợp trách nhiệm trong quản lý hoạt động chợ trên địa bàn tỉnh; đồng thời nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về kinh nghiệm trong chuyển đổi mô hình quản lý và xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ.

UBND huyện, thành phố, thị xã thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chợ trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định hiện hành khác có liên quan đảm bảo các chợ hoạt động đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định.

Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các DN/HTX chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, nội quy, phương án sắp xếp ngành nghề kinh doanh, giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ tại chợ... Rà soát, kiểm tra các khoản thu tại chợ đảm bảo đúng quy định; xác định đơn vị thu, quản lý các khoản thu đúng, thu đủ theo quy định.

Rà soát, phân loại những đơn vị không thực hiện đúng phương án chuyển đổi, vi phạm phương án, không có khả năng quản lý hoặc đầu tư xây dựng chợ theo phương án đã duyệt... để có biện pháp xử lý phù hợp (cho tiếp tục thực hiện nếu xử lý được các tồn tại, khuyết điểm hoặc chấm dứt hoạt động để lựa chọn đơn vị khác quản lý hoặc thực hiện theo hình thức xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ); xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm các quy định trong quản lý, sử dụng tài sản.

Thường xuyên theo dõi tiến độ đầu tư xây dựng các chợ; kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư, đảm bảo hoàn thành và đưa chợ vào hoạt động đúng thời gian quy định. Đồng hành cùng DN/HTX trong công tác phát triển và quản lý chợ sau khi đã chuyển đổi mô hình quản lý. Quan tâm phát triển nguồn hàng tại địa phương; nghiên cứu tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm hàng hóa địa phương tại các phiên chợ.

Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ và xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và các hộ kinh doanh tại chợ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Khắc phục những tồn tại, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý và đầu tư xây dựng chợ đối với các chợ còn lại trên địa bàn, đặc biệt các địa phương: Thành phố Hà Tĩnh, Can Lộc, Thạch Hà... 

Xây dựng phương án; huy động lực lượng và khẩn trương tiến hành xử lý, dẹp bỏ chợ cóc, chợ tạm, cơ sở kinh doanh trái phép không đúng quy định, không đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm... ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các chợ phù hợp quy hoạch, đã được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại.

Các tổ chức đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thực hiện đầu tư nâng cấp và quản lý chợ theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động, các hộ kinh doanh tại chợ; chịu sự kiểm tra, giám sát của các sở, ngành, địa phương. Xây dựng Phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng kinh doanh, giá thuê địa điểm kinh doanh, nội quy hoạt động trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; chấp hành tốt các quy định về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan.

Tin tưởng rằng với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, công tác xã hội hóa đầu tư và chuyển đổi mô hình chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ phát huy hiệu quả, tiếp tục là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong công tác quản lý và phát triển chợ.

Theo socongthuong.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 599


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1480431

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74527402