21:09 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành » Các ngành khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp sức cho người nghèo

Thứ năm - 08/08/2019 03:14
Tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho các hộ nghèo vay vốn, không chỉ là hoạt động kinh tế mà có tính nhân văn sâu sắc.
17-52-45_1
Cán bộ tín dụng ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn trao đổi với người vay vốn bản Noong Phai.

Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/1914 của Ban Bí thư, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Yên Bái trong 5 năm qua đã nỗ lực hết mình tiếp sức cho người nghèo vươn lên thoát nghèo góp phần rất lớn trong việc phát triển nguồn lực, ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng NTM…

Ngân hàng đã xây dựng mạng lưới cho vay tới tận thôn bản để người nghèo dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.  

Những con số biết nói

Trong 5 năm qua ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Yên Bái đã huy động các nguồn vốn cho vay 3.003 tỷ, trong đó trên 60% là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn. Mỗi năm tỉnh Yên Bái có trên 20.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn với doanh số 600 tỷ mỗi năm.

Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Yên Bái đã triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách, đến 30/6/2019 có 84.000 hộ vay vốn, tổng dư nợ 2.994 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn của ngân hàng CSXH, trong 5 năm qua các hộ dân vay vốn đã cải tạo, trồng mới được 53.094 ha rừng, 3.226 ha chè, 408 ha cây ăn quả, mua 49.909 con trâu bò, 40.680 con lợn, 66.322 con giống gia cầm, gia súc, cải tạo 53.508 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ 2.404 hộ xóa nhà dột nát, tạo thêm 5.446 việc làm mới… góp phần giảm hộ nghèo mỗi năm từ 3-4%.

17-52-45_3
Người dân vay vốn chăn nuôi lợn thịt.

Hoạt động tín dụng năm 2019, tính đến 31/7 có 15.897 hộ vay vốn ngân hàng CSXH, tổng dư nợ 607 tỷ. Đây là những con số biết nói đang góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn tỉnh Yên Bái trong 5 năm qua.  

Tiền vay mua trâu không giắt mái tranh

Để tận mắt nhìn thấy các hộ gia đình sử dụng đồng vốn vay của ngân hàng CSXH, ông Đinh Công Thái - GĐ ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn trực tiếp dẫn chúng tôi đến một số hộ vay vốn ngân hàng ở bản Noong Phai, xã Phúc Sơn, đây là địa bàn cư trú của đồng bào Thái đen bên cạnh cánh đồng Mường Lò.

Chị Lò Thị Dương, tổ trưởng tổ vay vốn dẫn chúng tôi đến nhà anh Lò Văn Tân, sinh năm 1981, anh Tân kể: "Khi tôi lấy vợ, bố mẹ chia cho mảnh đất này để làm nhà ở cùng mấy sào ruộng. Vợ chồng lên rừng chặt cây dựng tạm ngôi nhà để ở, ngoài ra chẳng có gì đâu. Thiếu đói quanh năm, lúc nào hết việc đồng thì tôi đi làm thuê kiếm tiền về mua gạo nuôi vợ con.

Khổ quá, mà không biết kêu ai. Vợ chồng bàn nhau vay vốn ngân hàng CSXH mua một con trâu mẹ về nuôi, sau một năm thì trâu mẹ đẻ một con, hơn một năm sau thì bán trâu trả nợ ngân hàng, năm sau trâu mẹ lại đẻ cho gia đình mình thêm một con trâu nữa, bán con trâu đó được 25 triệu lấy vốn làm ăn.

17-52-45_2
Đàn trâu gia đình anh Lò Văn Tân có được nhờ vay vốn ngân hàng.

Mình mua lợn, gà và thức ăn chăn nuôi… Mỗi năm thu nhập từ chăn nuôi cũng được vài chục triệu, từ đó mình mới có tiền làm nhà, xây dựng chuồng trại. Đến nay nhà mình có 5 con trâu, 6 con lợn mỗi con 50-60kg, đàn dê 5 con… Ối dô, bây giờ thì không đói nữa rồi, không nghèo nữa, nhưng chưa giàu bác à…".

Ngược lên Mù Cang Chải, nơi nhiều xã có tới 50 - 60% hộ nghèo, tỉnh Yên Bái huy động nhiều nguồn lực giúp người dân thoát nghèo. Ông Bùi Văn Hóa- GĐ ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải rất tự tin về đồng vốn vay của người dân.

Dẫn chúng tôi đến gia đình bà Lý Thị Sua, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, năm 2015 gia đình bà vay 25 triệu mua 2 con trâu be, nuôi được mấy năm đàn trâu sinh sôi nảy nở bà Sua bán trâu trả nợ ngân hàng, năm 2018 bà vay 20 triệu mua thêm con trâu mẹ nữa, đến nay nhà bà có đàn trâu 5 con.

17-52-45_4
Đàn trâu của gia đình bà Lý Thị Sua có được do vay vốn ngân hàng.

Tôi hỏi: Nghe nói người Mông trên Mù Cang Chải vay tiền giắt trên mái tranh? Bà Sua lắc đầu: Trước thì có người làm thế đấy, bây giờ mọi người vay về mua trâu đấy. Con trâu trong bụng con mẹ kia giá 10 triệu, cất tiền trong bụng trâu mới đẻ ra tiền chứ…  

Dân vay tiền ủy thác làm nên sự nghiệp

Do nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách Trung ương cấp về không đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, thực hiện Chỉ thị 40, tỉnh Yên Bái đã dành hàng chục tỷ đồng kết dư từ ngân sách để cho ngân hàng CSXH vay. Đây là nguồn vốn chính quyền địa phương ủy thác để ngân hàng cho người nghèo vay vốn. Kể từ năm 2014- 2019 tỉnh Yên Bái cho vay ủy thác qua ngân hàng CSXH là 36 tỷ. Đây là nguồn vốn đã giúp nhiều hộ phát triển kinh tế.

Chị Lò Thị Nguyệt, bản Thái, thị trấn huyện Mù Cang Chải cho biết: "Gia đình tôi vay 50 triệu để đầu tư mua sắm trang bị cho 8 phòng nghỉ, giải quyết việc làm cho 2-3 lao động. Mỗi năm gia đình tôi tiếp đón khoảng 350-400 khách du lịch lên thăm Mù Cang Chải. Cả bản Thái ở đây nhiều nhà đều vay vốn ngân hàng CSXH, mùa du lịch có hàng ngàn khách tới bản Thái nghỉ ngơi, ăn uống mỗi năm…".

17-52-45_5
Cán bộ tín dụng ngân hàng Mù Cang Chải trao đổi với chị Lò Thị Nguyệt (hộ vay vốn làm du lịch)

Ông Bùi Văn Hóa cho hay, bản Thái có trên trăm hộ làm du lịch vay vốn ngân hàng CSXH, trở thành bản làm du lịch cộng đồng hiệu quả nhất huyện Mù Cang Chải. Các hộ vay vốn đều làm ăn khá giả, nhiều hộ thoát nghèo trở nên khá giả nhờ làm du lịch…

 

Ông Trần Quang Sơn - PGĐ Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Yên Bái: "Chỉ thị 40 của Ban Bí thư đã nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy và chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Cho đến nay hệ thống vay vốn của ngân hàng CSXH đã có mặt ở khắp các thôn bản giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế, xã hội.

Thông qua các tổ chức xã hội, ngân hàng đã cho vay hàng chục ngàn hộ nghèo, hộ chính sách để phát triển kinh tế, góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM ở tỉnh Yên Bái…".

Theo THÁI SINH/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 263


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1026113

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72708822